Kỹ thuật hình ảnh Y học bao gồm Siêu âm, chụp X quang thông thường, chụp cắt lớp điện toán (CT), hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và hình ảnh y học hạt nhân giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Khái quát chung về ngành Kỹ thuật Hình Ảnh Y học
Trước đây, có người muốn học ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học vì nhiều lý do khác nhau như: Học ngành này khó xin việc do các cơ sở khám chữa bệnh ít quan tâm đầu tư đến khoa chẩn đoán hình ảnh y học hoặc lý do học ngành này tiếp xúc nhiều với tia X, quét CT và chụp hình ảnh y học hạt nhân bao gồm PET/CT và PET/MRI khiến cho người học ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học có khả năng phơi nhiễm các bức độ bức xạ.
- Lấy ví dụ như bức xạ iodine-131 không chỉ dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả mà hình ảnh của sự phân bổ ung thư cũng được tạo ra rõ nét. Tới nay, hình ảnh PET là một phương pháp được khoa chẩn đoán hình ảnh Y học Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn xem là tiên tiến nhất.
- Siêu âm về cơ bản là phương pháp sử dụng sự suy giảm và độ lệch của sóng âm để lập nên bản đồ mô. Siêu âm rất hữu ích trong việc đánh giá các cơ quan mô mềm bên ngoài. Tuy nhiên, yếu điểm của Siêu âm lại rất khó để lấy được hình ảnh chất lượng tốt nhất của các cơ quan nội tạng tại một số khu vực nhất định. Do vậy, Kỹ thuật chụp X quang được sử dụng để bổ sung những khiếm khuyết mà kỹ thuật Siêu âm chưa làm được.
- Quét CT cũng sử dụng tia X nhằm có được hình ảnh tốt nhất về cơ thể theo 3 chiều. Kỹ thuật quét CT có sẵn ở hầu hết các bệnh viện và nó trở thành công cụ quan trọng trong thực hành lâm sàng. Quét CT dùng để phát hiện tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh phổi, ung thư và gãy xương. Tuy nhiên, kỹ thuật quét CT lại tỏ ra hạn chế đối với các tổn thương mô mềm, đặc biệt là trong não, tủy sống và các cơ quan vùng chậu. Kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ (MRI, sử dụng cộng hưởng từ của các proton trong cơ thể) về cơ bản là không có bức xạ ion hóa.
- MRI có thể hình dung các mô mềm bên trong cơ thể với độ phân giải tốt hơn so với quét CT nhưng các cấu trúc xương và phổi không được hình dung rõ nét trên MRI. Bệnh nhân có cấy ghép không tương thích với MRI (như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim cấy ghép).
Trong lĩnh vực y học hạt nhân (PET), một lượng nhỏ chất phóng xạ được sử dụng độc lập hay kết hợp với các dược phẩm đặc biệt nhằm trực quan hóa cơ quan nội tạng muốn được chụp.
Đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật Hình Ảnh Y học Sài Gòn đạt chuẩn bộ Y tế
Để đánh giá hệ xương, Kỹ thuật viên hình ảnh y học sẽ sử dụng một phương pháp quét xương bức xạ gọi là Technetium-99m methylenediphosphonate (Tc-99m MDP). Dược phẩm bức xạ này sẽ được phân phối ngay trong xương, bất kỳ sự bất thường nào như tăng hoặc giảm trong xương đều sẽ được phát hiện.
- Tc-99m MDP nhạy cảm đến mức mà chỉ cần 5% thay đổi trong xương cũng có thể bị phát hiện, so với tỷ lệ 40-50% bằng cách chụp Xquang thông thường hay quét CT và phát hiện sớm đồng nghĩa sẽ được Bác sĩ có can thiệp kịp thời. Y học hạt nhân là một kỹ thuật rất độc đáo vì một số chất bức xạ không những dùng để trị bệnh mà còn cung cấp các hình ảnh cùng lúc.
- Việc sử dụng máy móc hình ảnh y học hỗ trợ chẩn đoán bệnh cần phải có một đội ngũ kỹ thuật viên hình ảnh y học để sử dụng thành thạo các thiết bị hình ảnh y khoa này đã kéo theo nhu cầu học ngành kỹ thuật hình ảnh Y học ngày càng tăng cao.
Hiện nay, Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh là trường được Bộ Y tế cấp phép tuyển sinh đào tạo ngành Kỹ thuật viên hình ảnh Y học trình độ Cao đẳng với thời gian đào tạo từ 20 tháng đến 36 tháng dành cho các đối tượng có bằng cấp trình độ học vấn khác nhau như sau:
- Thời gian đào tạo 36 tháng dành cho đối tượng tốt nghiệp THPT Quốc gia.
- Thời gian đào tạo 20 tháng dành cho đối tượng đã tốt nghiệp có bằng Trung cấp Y Dược (Trung cấp Dược, Trung cấp Điều Dưỡng, Trung cấp Kỹ thuật Phục hình răng, Trung cấp Y học cổ truyền, Trung cấp Hộ Sinh, Trung cấp Y sĩ đa khoa…).
- Thời gian đào tạo 20 tháng dành cho đối tượng đã tốt nghiệp có bằng Cao đẳng, Đại học nhóm ngành bất kỳ.