Đến thời điểm hiện tại chắc còn rất nhiều người mơ hồ về cụm từ ” Dược lâm sàng” Vậy có thể hiểu nó là gì, đóng vai trò như thế nào trong ngành Y dược? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!
- Đào tạo Cao đẳng Dược Sài Gòn hỗ trợ việc làm sau tốt nghiệp?
- Học Cao đẳng Dược ra làm công việc gì?
- Lợi thế sau khi ra trường của sinh viên ngành dược
Định nghĩa “Dược lâm sàng”
Dược lâm sàng là một thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa y tế mô tả về các hoạt động và dịch vụ của Dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn của các thuốc và của các vật dụng y tế.
– Dược lâm sàng là bao gồm tất cả các dịch vụ mà người dược sĩ lâm sàng thực hành tại: bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ CSSK tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng.
– Thuật ngữ “Dược Lâm sàng” không chỉ nhằm nói đến hoạt động của dược sĩ ở bệnh viện. Một dược sĩ cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động dược lâm sàng giống như dược sĩ bệnh viện.
– “Dược Lâm Sàng” khác với “Dược” như thế nào ?
– Môn học “ Dược” nhấn mạnh trên tổng hợp kiến thức, hóa học và bào chế dược phẩm.
– Còn “Dược lâm sàng” nghiêng nhiều hơn về việc phân tích các nhu cầu của đông đảo người dùng mong muốn đối với thuốc, các cách dùng thuốc và tác động của thuốc trên bệnh nhân.
Như vậy Dược Lâm sàng có sự dịch chuyển trọng tâm từ dược phẩm sang đối tượng sử dụng.
Tìm hiểu mục tiêu chung của Dược lâm sang trong các hoạt động
Dược sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Dược lâm Sàng mục tiêu chung của các hoạt động là thúc đẩy việc dùng đúng thuốc và vật dụng y tế nhắm:
– Phát huy hết tối đã hiệu quả của thuốc khi sử dụng trong điều trị cho từng đối tượng người bệnh.
– Giảm tối thiểu các nguy cơ, tác dụng bất lợi trong khi điều trị (thực hiện giám sát liệu trình điều trị và đảm bảo bệnh nhân tuân thủ đúng với phác đồ điều trị.
– Đưa ra các điều trị tốt nhất với người bệnh để giảm tối thiểu các chi phí điều trị khi dùng thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và người bệnh.
Dược sĩ lâm sàng có các hoạt động làm việc như thế nào?
– Tư vấn: Phân tích phác đồ điều trị, tư vấn tính đúng đắn trong sử dụng thuốc để điều trị người bệnh cho bác sĩ và cung cấp cho bác sĩ sự chăm sóc dược cho bệnh nhân ở cả 2 nơi là bệnh viện và trong cộng đồng.
– Lựa chọn thuốc: Xác định “Danh mục thuốc” hoặc “Danh sách giới hạn thuốc” bằng cách phối hợp với các bác sĩ tại bệnh viện, các bác sĩ đa khoa và những người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định.
– Thông tin thuốc: Tìm kiếm các thông tin và đánh giá nghiêm túc các y văn khoa học; tổ chức các dịch vụ thông tin thuốc cho cả hai đối tượng thầy thuốc và bệnh nhân.
– Lên danh sách và chuẩn bị thuốc: Lên danh sách, chuẩn bị các loại thuốc và vật dụng y tế cho phù hợp với các tiêu chuẩn chấp nhận được để đáp ứng với các nhu cầu đặc biệt của từng trường hợp bệnh nhân.
– Nghiên cứu sử dụng thuốc: Các nghiên cứu sử dụng thuốc hay nghiên cứu dược dịch tễ học hay nghiên cứu kết quả hay dược cảnh giác và vật tư y tế cảnh giác : thu thập dữ liệu về điều trị thuốc, giá thành của thuốc và kết quả sử dụng trên bệnh nhân bằng các phương pháp khoa học và được thiết kế tốt.
– Dược động học/ giám sát thuốc trong điều trị: Nghiên cứu động học của các thuốc và tối ưu hóa về liều lượng.
– Thử nghiệm lâm sàng: Lên kế hoạch, đánh giá và tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
– Dược kinh tế học: Dùng các kết quả của thử nghiệm trên lâm sàng và các nghiên cứu kết quả điều trị trên thực tế bệnh nhân để xác định các đánh giá tỷ lệ giá thành và mức độ hiệu quả.
– Phân phối và thực hiện thuốc: Phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế: nghiên cứu và triển khai các hệ thống phân phối thuốc, thực hiện thuốc và vật dụng y tế sao cho có thể bảo đảm tính an toàn cao hơn khi tiến hành thực hiện, giảm những tổn thất và giảm nguy cơ xảy ra sai sót.
– Giảng dạy và tập huấn: Giảng dạy trước khi tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp cho các dược sĩ tại các trường Đại học/Cao đẳng Dược Sài Gòn và các nhân viên khác trong ngành y tế , đồng thời thực hiện các hoạt động để lên các chương trình tập huấn và giáo dục, bổ túc thêm kiến thức cho các đối tượng trên.