Site icon Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Những điều cần biết khi chọn học ngành Điều Dưỡng

Nhiều học sinh chuẩn bị thi THPT Quốc Gia có nguyện vọng định hướng nghề Điều Dưỡng vì cho rằng Nghề Y công việc ổn định và thu nhập tốt hơn nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Vậy, hãy tham khảo về nghề Điều Dưỡng nhé.

Những điều cần biết khi chọn học ngành Điều Dưỡng

Học Cao đẳng Điều Dưỡng Sài Gòn ra trường làm những công việc gì?

Nghề Điều Dưỡng chính là làm công việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi tình trạng của bệnh nhân và hỗ trợ Bác sĩ trong suốt quá trình điều trị nói chung còn tuỳ theo phạm vi công việc cụ thể của Điều Dưỡng viên làm việc tại các cơ sở y tế được phân công làm: Điều Dưỡng Lễ tân, Điều Dưỡng hành chính, Điều Dưỡng chăm sóc phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng, điều dưỡng Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Lão khoa, Nha khoa.

Theo thầy Lê Trọng Phương phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Người học ngành điều dưỡng hành cần phải có sức khỏe tốt, có ý đức kỷ luật tốt và kỹ năng giao tiếp tốt thì mới nên chọn nghề điều dưỡng. Vì ngoài kiến thức chuyên môn Điều Dưỡng được Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo ra thì người học phải có khả năng giao tiếp tốt để sau này đáp ứng yêu cầu công việc thường xuyên phải giao tiếp với người bệnh thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội.

Những điều cần biết khi làm nghề Điều Dưỡng

Những điều cần biết khi làm nghề Điều Dưỡng

Theo chia sẻ của những Anh Chị cựu sinh viên đã học ngành Điều Dưỡng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minhcho biết:

1. Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu, hóa ra đồng tiền kiếm được từ nghề Điều Dưỡng cũng chẳng dễ dàng gì. Có nhiều đêm thức trắng với những ca trực, và thường xuyên quay cuồng trong công việc khi bệnh viện quá nhiều bệnh nhân.

2. Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu, sống khoẻ mạnh không phải vào bệnh viện để chữa trị là một điều đáng quý biết mấy. Mỗi khi đo dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân nào đó và nhận thấy họ không qua khỏi, nhìn người nhà họ đau buồn, khóc lóc, vật vã lại khiến Điều Dưỡng phải tự nhủ: Sống cho thật tốt, giữ gìn sức khỏe của bản thân và người thân cho cẩn thận.

3. Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu, mặc dù là y tá, là điều dưỡng viên đấy, nhưng đôi lúc vẫn không thể tránh khỏi việc lo sợ người thân mình bỗng dưng đổ bệnh và càng sợ hơn nữa khi mình làm ở bệnh viện, nhưng lại không thể chăm sóc chữa trị được cho người thân của mình.

4. Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu, cái nghề này vốn dĩ là làm dâu trăm họ, không thể đòi hỏi người khác phải hiểu mình, tôn trọng mình, nhưng mình luôn phải cố gắng làm đúng với lương tâm của mình nhất. Vì người bệnh vào viện rồi thì họ trông cậy tất cả vào mình. Như lời của danh y Hải thượng lãn ông từng nói: Hoạ phúc người bệnh đều nằm trong tay thầy thuốc. Tuy nhiên có người bệnh thì cảm ơn mình, nhưng cũng có người bệnh thì không chịu hợp tác điều trị, tỏ thái độ, khó chịu coi điều dưỡng chỉ là người phục vụ không hơn không kém.

5. Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu, thật ra y Bác sĩ cũng có người thế này, người thế kia, không phải trong môi trường ngành y thì mọi đồng nghiệp đều tốt với nhau và tốt với mọi người xung quanh. Có những áp lực công việc không phải đến từ bệnh nhân mà đến từ chính đồng nghiệp và môi trường làm việc của mình.

6.Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu, cả đời quanh quẩn chăm sóc sức khỏe cho không biết bao nhiêu người, nhưng đến khi mình mệt mỏi, đổ bệnh, đôi khi phải tự mình chăm lấy bản thân.

7. Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu, không phải cứ làm nghề Điều Dưỡng thì sẽ không sợ máu, không sợ những vết thương… Sợ chứ, ám ảnh chứ, nhiều khi cảm thấy bị sốc tinh thần khi nhớ về những hình ảnh ấy nhưng rồi vẫn phải giấu nhẹm đi mà làm việc tiếp.

8. Làm nghề Điều Dưỡng rồi mới hiểu nhiều khi chỉ mong được thất nghiệp, không còn nhìn thấy những bệnh nhân ốm đau nữa, chỉ mong ai cũng được khỏe mạnh sống những tháng ngày yên bình.

Điều cuối cùng nếu bạn đam mê nghề y, muốn học ngành Điều Dưỡng thì phải chọn Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh để được đào tạo bài bản chuyên sâu kỹ năng nghề Điều Dưỡng.

Exit mobile version