Bộ GD&ĐT đã có nhiều thay đổi, bổ sung trong đó có chỗ thắt, có chỗ nới lỏng tuy nhiên với thay đổi mới trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người học liên thông Đại học Dược.
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược MỚI NHẤT 2018
- Chuẩn hóa cán bộ Y tế từ Trung cấp lên Cao đẳng trong thời gian ngắn
Đối với những người có định hướng nghề nghiệp theo đuổi nghề Dược, thì việc có được một tấm bằng Đại học sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của bạn trong tương lai. Phần lớn các bạn đang theo học hoặc đã tốt nghiệp hệ đào tạo Trung cấp Dược hay Cao đẳng Dược đều có xu hướng lựa chọn theo học liên thông Đại học Dược nhằm nâng cao trình độ bản thân cũng như bằng cấp, tạo thuận lợi trong công việc cũng như tăng mức thu nhập.
Hình thức Liên thông là gì?
Liên thông Đại Học là một hình thức đào tạo được bộ GD&ĐT cho phép một số trường thực hiện. Học liên thông lên Đại học dành cho các đối tượng sinh viên hệ Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp có cơ hội bổ sung kiến thức và vẫn được cấp bằng Đại học sau khi hoàn thành được chương trình Liên thông.
Vì sao phải liên thông Cao đẳng/Đại học Dược năm 2022?
Cập nhật thông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế: Hiện nay, đa số Điều dưỡng, hộ sinh, Kỹ thuật Y, Dược đang làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh chỉ có trình độ Trung Cấp.
Trình độ nguồn nhân lực hạn chế chính là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Để giải quyết được tình trạng trên, bắt đầu từ ngày 1/1/2021 các vị trí chức danh nghề nghiệp trong ngành Điều dưỡng, kỹ thuật Vật lý trị liệu, hộ sinh, xét nghiệm, Dược hạng IV bắt buộc phải chuẩn hóa lên trình độ Cao đẳng.
Lộ trình tuyển dụng viên chức cán bộ trong ngành Y tế cũng được công bố tại Hội nghị. Bắt đầu từ ngày 1/1/2021 ngành Y tế chỉ tuyển viên chức có trình độ Cao đẳng trở lên. Từ ngày 1/1/2025 các chức danh trong trình độ Trung cấp sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy việc học liên thông lên trình độ Cao đẳng/Đại Học Dược năm 2022 đang dần trở nên cấp thiết.
Bên cạnh đó, một tấm bằng Đại học với một tấm bằng liên thông Đại học đều có giá trị sử dụng tương đương, bởi vậy cơ hội nghề nghiệp của 2 hệ là tương đương với nhau. Sau khi tốt nghiệp liên thông Đại học Dược, các sinh viên hoàn toàn có thể mở hiệu thuốc hoặc làm việc tại nhiều vị trí trong ngành Y Dược, Dược phẩm.
Liên thông Trung cấp Dược lên Cao đẳng Dược hay Đại học Dược là con đường tắt dẫn bạn tới cánh cửa của tấm bằng Cao đẳng, Đại Học giúp thí sinh Trung cấp nâng cao trình độ và giá trị bằng cấp của mình. Trong bối cảnh hệ thống Y tế đang không ngừng phát triển để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, Liên thông Cao đẳng/Đại học là yêu cầu tất yếu giúp nhân lực trình độ Trung cấp có thể làm tốt công việc của mình.
Điều kiện liên thông Đại Học Dược TPHCM năm 2022 thay đổi như thế nào?
Bạn đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp Dược, Cao đẳng Dược muốn liên thông Đại Học Dược để nâng cao giá trị bằng cấp cũng như kiến thức cho bản thân. Trước hết bạn cần biết những thông tin tuyển sinh liên thông của các trường.
Theo quy định, người tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ Đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.
Người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng:
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe, trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt, người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.
Quyết định quy định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo.
Trường hợp đặc biệt cần đào tạo liên thông để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đối với khối ngành sức khỏe thì:
- Chỉ áp dụng thi tuyển sinh liên thông riêng với người đã có chứng chỉ hành nghề và ngưỡng bảo đảm đầu vào theo quy định.
- CSGD đại học tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông phải bảo đảm có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp.
- Đa số các trường Đại học tổ chức tuyển sinh liên thông 2 lần/năm. Trường tự ra đề và tổ chức thi tuyển với 3 môn thi là: 1 môn cơ bản, 1 môn cơ sở ngành, và 1 môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề.
- Thông báo tuyển sinh liên thông của các trường sẽ được công bố công khai trước kỳ thi liên thông 3 tháng.
- Điều kiện liên thông cao đẳng lên đại học hoặc trung cấp lên cao đẳng, đại học là mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
Đây là yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT quy định để đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông.