Tiểu đường hay đái tháo đường là một vấn đề lớn của xã hội và y học ngày nay. Do đó, vào các dịp ngày Tết cần có một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
- Y học cổ truyền mách bạn cách chữa bệnh chàm hiệu quả
- Chữa “dứt điểm” bệnh gan nhiễm mỡ bằng bài thuốc Y học cổ truyền
- Thông tin tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2020
Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường là một bệnh về nội tiết trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin do tuyến tụy tiết ra, có chức năng giúp cho tế bào hấp thu glucose để tạo ra năng lượng, đồng thời insulin sẽ làm nồng độ glucose ra ngoài theo đường tiểu gây ra, khát nước nhiều, sụt cân, mau đói, mệt mỏi.
Người ta chia đái tháo đường ra làm 2 loại chính là:
Đái tháo đường type I
- Là loại đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường gặp ở người trẻ tuổi < 35 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là 10 – 16 tuổi. Đây là một dạng bệnh nặng trong đó các tế bào của tuyến tụy có nhiệm vụ tiết insulin bị phá hủy nên cơ thể hoàn toàn không có insulin để sử dụng. Nếu không điều trị bằng cách tiêm insulin, bệnh nhân sẽ hôn mê và tử vong.
- Đối với loại này, điều trị chủ yếu là tiêm insulin mỗi ngày 2-4 lần, đồng thời điều chỉnh việc ăn uống các chất bột đường về số lượng, thời gian giữa các bữa ăn cho phù hợp với sự đáp ứng của từng người.
- Bệnh nhân trong khi điều trị có thể có nhưng cơn hạ đường huyết do rối loạn cân bằng giữa glucose và insulin được đưa vào ( chóng mặt, đổ mồ hôi, hôn mê…) nên đề phòng bằng cách lúc nào trong túi cũng có đường hoặc kẹo glucose.
Đái tháo đường type II
- Là loại đái tháo đường không phụ thuộc insulin, bệnh thường gặp ở người > 40 tuối, người béo phì, trong đó cơ thê vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ cho nhu cầu.
- Bệnh diễn biến từ từ, có khi không có triệu chứng gì cả và bệnh nhân phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ.
- Đối với loại này do tuyến tụy chỉ giảm sản xuất insulin nên việc điều trị chủ yếu dựa vào cơ thể hàng ngày tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao, tính chất công việc và độ dung nạp của bệnh nhân, giảm trọng lượng cơ thể, vận động thường xuyên..
- Để chuẩn đoán bệnh đái tháo đường người ta thử nồng độ đường trong máu và nước tiểu khi đói, làm nghiệm pháp dung nạp glucose.
Bài thuốc Y học cổ truyền cho bệnh nhân bị đái tháo đường.
Đối với người bệnh đái tháo đường, bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng.
Từ vỏ củ khoai lang trắng.
- Dùng 50g vỏ tươi củ khoai lang ( loại có màu trắng) nấu nước uống cả ngày. Hoạt chất Caiapo ( có trong vỏ khoai) có tác dụng giúp cơ thể tái xử lý tốt insulin vì bệnh nhân tiểu đường thường kháng insulin.
Từ vỏ bí đao và vỏ dưa hấy
- Dùng 20g vỏ bí đao, 20g vỏ dưa hấu và 20g thiên hoa phấn, đem nấu với 1 lít nước, nấu sôi trong 10 phút. Uống cả ngày.
- Bí đao, củ mài, lá sen.
- Dùng 50g củ mài, 100g bí đao và 50g lá sen, đem nấu nước uống cả ngày.
Bột quế.
- Nghiên cứu trên các bệnh nhân đái tháo đường cho thấy, những ai dùng 1g bột quế mỗi ngày liên tục trong 40 ngày đã giảm được 30% nguy cơ tăng lượng đường, cholesterol và chất béo trong máu là những tác nhân gây bệnh tiểu đường, giúp tiêu hóa nhanh lượng đường trong máu tăng lên 20 lần.
- Người ta nhận thấy bệnh đái tháo đường có tính di truyền, tuy nhiên chỉ có một số trường hợp người mang gen di truyền bệnh đái tháo đường phát triển thành bệnh, có thể là do các yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: nhiễm virus, nhiễm trùng, bệnh lý tuyến giáp…
Chế độ ăn uống ngày tết cho bệnh nhân tiểu đường từ bác sĩ Sài Gòn.
Theo bác sĩ Y học cổ truyền- giảng viên bộ môn bệnh học Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Sau những ngày lễ đón mừng năm mới, tỷ lệ bệnh nhân bị tiểu đường nhập viên tăng gấp 3-4 lần ro với ngày thường. Lý do là những ngày này họ ăn uống và vui chơi quá vô tư mà không để ý là mình đang bị bệnh
- Trong mấy ngày Tết, bệnh nhân tiểu đường cần lựa chọn những món ăn có lợi cho sức khỏe của mình. Do họ thường có rối loạn chuyển hóa lipid nên cần hạn chế ăn thịt mỡ. Khi gói bánh chưng, bánh tét, thịt làm nhân bánh cũng cần được chọn kĩ nhằm giảm lượng mỡ xuống mức tối da.
- Không nên tận dụng dầu đã qua sử dụng để tiếp tục nấu món khác. Các món giò thủ, thịt đông, thịt kho tàu cũng chứa một lượng mỡ động vật cao, vì vậv không nên ăn nhiều.
- Thay vào đó bệnh nhân tiểu đường có thể ăn những món không kém phần hấp dẫn vừa an toàn đối với mình như: giò nạc, giò bò, cá chép om riềng, cá lóc kho tộ…
- Về đồ ngọt, cần tìm các sản phẩm có vị ngọt nhưng không làm đường huyết tăng cao như bánh mặn, chè kho nấu bằng đường dành cho người ăn kiêng, các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng( pepsimax, dietcoke..) hạn chế các loại bánh, mứt, kẹo bình thường để tránh tình trạng đường huyết tăng lên nhanh chóng.
- Trong ngày tết, phần lớn các món ăn là đồ nguội, do đó bệnh nhân phải hết sức chú ý đến các vấn đề về vệ sinh thực phẩm để tránh nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
ở bệnh nhân tiểu đường type II, tiêu chảy dễ gây mất nước và điện giải, nếu không can thiệp kịp thời và tích cực sẽ dẫn đến bệnh lý trầm trọng.