Site icon Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Công bố nghiên cứu chữa bệnh lao của bác sĩ Việt Nam

Công trình nghiên cứu có tên Community-wide Screening for Tuberculosis in a High-Prevalence Setting – (Sàng lọc lao tại cộng đồng tại nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao) của nhóm nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam và Chương trình chống lao quốc gia về nghiên cứu chữa bệnh lao.

Điều trị bệnh lao khó khăn và tốn nhiều thời gian

Bệnh lao là gì? Đường lây truyền của bệnh lao như thế nào?

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não) hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê) hệ niệu dục, xương và khớp.

Bệnh lao cũng thường xảy ra ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, lao là bệnh gây tử vong cao nhất.

Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 10-15 người khác mỗi năm.

Các trường hợp dễ bị bệnh lao là bệnh nhân rối loạn miễn dịch (như HIV/AIDS), cư dân hoặc làm việc ở nơi đông người nguy cơ cao, nhân viên chăm sóc sức khỏe phục vụ đối tượng có nguy cơ cao, nơi thu nhập kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, dân thiểu số nguy cơ cao, trẻ em phơi nhiễm với người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma túy.

Biểu hiện của bệnh lao là gì?

Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất. Các trường hợp nhiễm bệnh lao thường tiềm ẩn không có triệu chứng. Ở một số người, sau thời gian ở ẩn vi khuẩn bị hoạt hóa gây bệnh và chủ yếu là lao phổi (ho, ho ra máu, sốt, sút cân, nhưng cũng có khi không có bất cứ triệu chứng gì), lao hạch, lao màng não…

Thực trạng hiện nay của bệnh lao

Theo giảng viên trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng 120.000 người bị mắc lao được chẩn đoán. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số lượng người mắc bệnh nhưng chưa được chẩn đoán và tiếp tục mang vi khuẩn lây bệnh cho cộng đồng.

Thực trạng bệnh lao đang dần càng phát triển vì chưa có phương pháp điều trị tốt

Thêm vào đó việc chữa bệnh lao rất lâu, thông thường là 6 tháng cho lao nhạy cảm với thuốc và từ 9-20 tháng cho lao kháng thuốc nên rất tốn kém và mất thời gian. Vì vậy cần tìm ra phương pháp mới để loại trừ bệnh lao hoàn toàn, để người dân không phải chịu đựng căn bệnh này.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu chữa bệnh lao như thế nào?

Theo quan điểm của nhân dân thì khi có những biểu hiện như ho, sụt cân, sốt… thì lúc đấy mới bị lao. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được bệnh lao có thể biểu hiện ở người bệnh và ở một số trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện ra ngoài.

Vì vậy nếu như tập trung tìm kiếm ở những người có biểu hiện thì số lượng bị sót lại rất nhiều. Với số lượng bị sót lại đấy lại chính là nguyên nhân lây bệnh tiềm ẩn mà ít ai biết để điều trị.

Vậy thì điều trị bệnh cũng không có hiệu quả khi mà chữa được cho người này thì người khác lại bị nhiễm bệnh.

Cũng là quan điểm của nhân dân là phải có thuốc tốt, phương pháp chẩn đoán tốt thì mới điều trị được hiệu quả bệnh lao. Nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng chỉ cần dùng những công cụ sẵn có với phương pháp mới là sàng lọc toàn dân và lặp lại 3 lần thì sẽ triệt để phát hiện được các ca bệnh từ đó chặn nguồn lây.

Kết quả của việc nghiên cứu chữa bệnh lao đã chứng minh rằng sau 3 năm, tỷ lệ hiện nhiễm giảm gần 50%. Và quan trọng hơn là tỷ lệ mới nhiễm ở trẻ em cũng giảm gần 50%, tức là số ca nhiễm lao tiềm ẩn ở cộng đồng cũng giảm. Trong khi đó thông thường, các nghiên cứu khác không thể làm giảm tỷ lệ mới nhiễm được.

Với những người công việc chăm sóc bệnh nhân lao cần có kiến thức phòng tránh bệnh lao

Điều trị bằng thuốc rất khó để tiêu diệt sạch được vi khuẩn gây bệnh

Hiện nay thế giới cứ mải mê đi tìm thuốc, tìm cách xét nghiệm mới và máy mới. Nhưng việc tìm cái mới rất khó vì vi khuẩn lao nằm ủ bệnh lâu trong cơ thể và không có cách nào diệt được. Do vậy nếu tìm ra cái mới thì cũng không triệt phá hoàn toàn bệnh lao.

Nhóm nghiên cứu đã dùng 1 cách thức mới giống như giải bài toán theo cách khác là sàng lọc toàn dân (như kiểu tiêm chủng). Ai bị bệnh thì chương trình lao cho điều trị miễn phí để cắt nguồn lây. Năm sau lại sàng lọc tiếp và bị sót lại thì sẽ phát hiện ra.

Kết quả của nghiên cứu chữa bệnh lao như thế nào?

Khi thực hiện ai cũng bảo sẽ không làm được vì với số lượng toàn dân để kiểm tra như vậy rất khó cho quá trình nghiên cứu của nhóm. Nhưng họ đã thiết kế được 1 chương trình sàng lọc có tới 80-85% người dân tham gia và rất hiệu quả.

Công bố loại trừ bệnh lao, ngoài Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam còn được nhiều tác giả tham gia trong đó bao gồm các thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm phòng chống bệnh xã hội, các tiến sĩ, giáo sư tại đại học Sydney (Úc) , viện vệ sinh dịch tễ trung ương… và chương trình này được National Health and Medical Research Council của Úc tài trợ với số tiền 3.500.000 đô la Úc. Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ năm 2014 đến 2018 tại nhiều địa bàn.

Với chương trình này đã được tạp chí y khoa ( The New England Journal of Medicine) lớn nổi tiếng trên Thế giới đăng tải về chiến lược loại trừ bệnh lao của bác sĩ Việt Nam. Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí có tác động rất lớn, là “tiêu chuẩn vàng” của thực hành lâm sàng toàn thế giới. Và hy vọng rằng với nghiên cứu này cũng sẽ trở thành một thành tựu mới về phương pháp loại trừ bệnh lao của nền y học Việt Nam.

Người dân tự nguyện tham gia góp phần trong nghiên cứu chữa bệnh lao

Trường Cao đẳng dược Sài Gòn đang triển khai hướng dẫn cho các sinh viên cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn các phương pháp tránh lây nhiễm đối với việc chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm bệnh lao để đảm bảo công việc và sức khỏe cho bản thân của điều dưỡng viên. Bởi vì trong công việc với môi trường y tế thì có thể sẽ bắt gặp một số ít trường hợp bị bệnh lao, họ cần phải có kiến thức chung để biết cách ứng dụng vào thực tế của công việc và qua đó họ cần có biện pháp để bảo vệ cho chính bản thân của họ không bị lây nhiễm bệnh lao.

 

Exit mobile version