Site icon Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Nên kiêng kị những món ăn gì khi đang dùng bài thuốc y học cổ truyền?

Xu thế chữa bệnh bằng các bài thuốc Y học cổ truyền ngày càng phổ biến. Tuy có nguồn gốc từ các loại thảo mộc tự nhiên nhưng cần phải kiêng kị những thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc Đông y.

Nên kiêng kị những món ăn gì khi đang dùng các bài thuốc Y học cổ truyền?

Nên kiêng kị những món ăn gì khi đang dùng thuốc Đông y?

bài thuốc Y học cổ truyền rất lành tính nhưng trong quá trình sử dụng lại ăn những thức ăn không đúng sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng.

Sau đây là một số thực phẩm có thể đối lập với chiều hướng của thuốc mà người bệnh tuyệt đối không nên dùng đến.

Đối với những loại thuốc có chứa mật ong nên kiêng hành tây.

Trong Đông y các bài thuốc thường chưa mật ong, mật ong lại là sản phẩm tối kị với hành tây. Nếu khi đang dùng thuốc mà ăn hành tây hoặc dùng hành tây giã nát trộn với mật ong để điều trị các vết thương ngoài gia thì sẽ gây nên viêm hoặc tạo mủ.

Mặt khác, khi đang dùng thuốc Đông y có thành phần mật ong mà ăn hành tây sẽ làm mất vị thơm và ngọt của thuốc.

Những bài thuốc tiêu đạo nên kiêng đồ chiên rán, dầu mỡ.

Những bài thuốc bài thuốc Y học cổ truyền tiêu đạo nên kiêng đồ chiên rán, dầu mỡ.

Thuốc tiêu đạo được dùng khi tiêu hóa không tốt, thức ăn bị tích trệ trong dạ dày, ruột, gây trướng, ợ chua, buồn nôn hoặc ỉa chảy.

Dược sĩ Nguyễn Thị Nhị Hào- giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Để tận dụng tối đa công dụng của bài thuốc Y học cổ truyền như: Kích thích tiêu hóa, kiện tì, tốt cho dạ dày..nên kiêng các loại thức ăn có chứa dầu mỡ khó tiêu, đồ chiên rán vì có thể gây nên nê trệ, làm giảm quá trình hấp thu của hệ tràng.

Các loại thuốc chữa cảm, cúm nên kiêng thực phẩm chua, mặn.

Các loại thuốc cảm, cúm có tính chất phát hãn, giải biểu, phát tán nên kiêng các loại thực phẩm có vị chua và mặn nếu không sẽ có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.

Bài thuốc Y học cổ truyền thanh nhiệt kiêng thực phẩm cay, nóng

Các vị thuốc thanh nhiệt đa số có tính hàn, lương. Quy kinh phế, can, đại trường nên thường có vị đắng, hơi hàn hoặc ngọt, mát.

Thuốc an thần thường có tính vị kim quy như: Mặn, chát…

Bác sĩ Y học cổ truyền Lưu Thị Duyên hiện đang giảng dạy bộ môn YHCT tại Trường Dược Sài Gòn cho biết: Khi dùng thuốc thanh nhiệt, an thần cần phải tránh xa những thực phẩm như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó…. vì những thực phẩm này mang tính kích thích có vị cay, nóng và khiến cho tà nhiệt nặng thêm.

Thuốc thanh nhiệt, giải độc kiêng thịt gà, thịt vịt.

Bài thuốc Y học cổ truyền thanh nhiệt, giải độc kiêng thịt gà, thịt vịt.

Khi bị các chứng dị ứng, ban chẩn cần phải tránh xa những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như: nhộng, cua, cá biển, sò, ngao,lòng trắng trứng…. Có thể chữa dị ứng bằng những vị thuốc thanh nhiệt, giải độc có kinh giới nhưng khi dùng thuốc này tuyệt đối tránh xa thịt gà, đặc biệt là da gà.

Thuốc bổ dưỡng nên tránh đậu xanh, rau quả lợi tiểu.

Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính khí cơ thể do bấm sinh, dinh dưỡng kém hoặc do hậu quả bệnh tật gây ra

Theo YHCT, khi dùng những thuốc bổ dưỡng thì không nên ăn rau quả lợi tiểu như cải bẹ và tránh xa đậu xanh. Hai thực phẩm này có thể “giải thuốc“, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh của thuốc.

Ngoài các thức ăn trên, khi đang dùng thuốc Đông y, cũng không nên uống cafe, trà xanh, các loại sữa vì có thể cản trở quá trình hấp thu, làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, phải hết thức thận trọng trong quá trình dùng thuốc Đông y.

 

Exit mobile version