Thời tiết thay đổi thất thường làm sức đề kháng của trẻ yếu đi nên rất dễ bị bệnh. Sau đây là 1 số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa.
- Dược sĩ Sài Gòn hướng dẫn sử dụng vitamin B3 an toàn và hiệu quả
- Top 8 thực phẩm giàu canxi được chuyên gia Điều dưỡng khuyên dùng
- Bỏ túi ngay mẹo điều trị nhiệt miệng hay nhất từ trước đến nay
Những bệnh thường gặp ở trẻ khi trời tiết giao mùa
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến virus dễ xâm nhập và gây bệnh đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vậy nên khi thời tiết chuyển mùa các bậc cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ khi ra ngoài, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ có thể hạn chế được mầm bệnh.
Đối với bệnh cảm, cúm, ho.
- Cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Cảm cúm do virus gây nên và dễ lây qua đường hô hấp.
- Những triệu chứng thường thấy khi bé bị cảm cúm là sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và chán ăn. Khi bị cảm cúm nên cho trẻ nghỉ ngơi, ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, canh hầm… để bổ sung thêm dinh dưỡng và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Đối với bệnh dị ứng
Thời tiết thay đổi khiến cho làn da của trẻ khô và dễ bị kích ứng gây nổi mẫn đỏ, dị ứng làm trẻ khó chịu, ngứa ngáy hay quấy khóc.
Bệnh tiêu chảy cấp
- Tiêu chảy cấp là một căn bệnh rất phổ biến xảy ra ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính là do tiếp xúc và ăn phải thức ăn nhiễm bẩn có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn( lỵ, thương hàn,tả…) hoặc virus, nấm, kí sinh trùng đường ruột.
- Khi bị tiêu chảy cấp khiến cơ thể trẻ bị mất nước, người mệt mỏi, uể oải nên cần cho trẻ uống nhiều nước như oresol, nước hoa quả để bù nước cho bé.
Lưu ý: khi thấy trẻ có những biểu hiện bệnh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi điều trị cho hiệu quả.
Đối với trường hợp sốt không rõ nguyên nhân.
- Khi thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, mưa thất thường làm thân nhiệt cơ thể thay đổi khiến trẻ đang bình thường và lên cơn sốt cao. Khi sốt cao sẽ rất nguy hiểm tới cơ thể trẻ, có thể gây một số bệnh lí khác. Do đó, các cha mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ nhỏ cho hợp lý để đảm bảo an toàn cho trẻ khi thời tiết thay đổi.
- Nên cho trẻ mặt quần áo mỏng , lau người bằng nước ấm, uống nước nhiều, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để nhanh hạ sốt. Nếu thấy trẻ không hạ sốt mà nhiệt độ tăng cao hơn nên đưa bé vào bệnh viện để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe cho an toàn.
Đối với bệnh viêm đường hô hấp
- Thời tiết thay đổi khiến các virus rất dễ phát triển và truyền nhiễm bệnh, nó sẽ xâm nhập và lây nhiễm qua hệ hô hấp của trẻ.
- Biểu hiện khi trẻ mắc bệnh: sốt nhẹ hoặc sốt cao > 39 độ, ho khan, có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục, chảy mũi, khó thở, thở khò khè…
- Bệnh được lây qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc qua các đồ dùng ăn uống.
- Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, hạn chế tới chổ đông người, giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài, cho bé nghỉ ngơi vài ngày. Nếu bệnh tình không thuyên giảm cần đưa bé tái khám để kịp theo dõi tình hình sức khỏe bé kẻo để bệnh nặng hơn.
Bệnh viêm phế quản
- Biểu hiện: trẻ cảm thấy đau cổ họng, khó chịu cổ, ho, đau đầu, sốt…
- Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau nên đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời điều trị dứt bệnh nếu không bệnh sẽ nặng hơn gây viêm phế quản mãn tính.
Bệnh thủy đậu
- Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ. Do virus mang mầm bệnh từ người bị bệnh truyền sang người lành, nhất là trẻ rất dễ truyền nhiễm khi thời tiết giao mùa
- Khi bị virus xâm nhập vào cơ thể sẽ ủ bệnh và xuất hiện những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da và kéo dài từ 1 – 2 tuần gây ngứa ngáy khó chịu.
- Nên tiêu ngừa vacxin phòng bệnh thủy đậu để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu thấy xuất hiện triệu chứng như trên nên đưa trẻ đi khám để hướng dẫn sử dụng thuốc uống và thoa cho mau khỏi bệnh, hạn chế những thâm sẹo do bệnh để lại một cách ít nhất.
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Lưu Thị Duyên- giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ: Thời tiết chuyển mùa là giai đoạn nhạy cảm nên không thể tránh khỏi bị các bệnh trên.
Nếu trẻ bị bệnh, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc hoặc các phương pháp chữa bệnh dân gian khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được hướng dẫn điều trị bệnh cho an toàn.