Theo Y học cổ truyền, hiện nay chảy máu chân răng nguyên nhân chủ yếu do vị nhiệt. Sau đây là bài thuốc Y học cổ truyền trị chảy máu chân răng hiệu quả.
- Bài thuốc y học cổ truyền tăng cường sức khỏe ở người già
- Chuyển đổi VB2 Trung cấp Y học cổ truyền học thứ 7 chủ nhật năm 2020
- Mức lương của Y sĩ Y học cổ truyền liệu có cao không?
Trị chảy máu chân răng bằng bài thuốc Y học cổ truyền.
Mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua các cơn đau răng, gây nhiều khó chịu cũng như phiền toái trong hoạt động cá nhân cũng như sức khỏe và công việc.
- Y học cổ truyền cho rằng khi đau răng bệnh nhân sẽ có triệu chứng sưng lợi, sưng má cùng bên thậm chí không thể nhai, ăn uống bình thường, đau miệng, hơi thở hôi, táo bón, lưỡi vàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau răng lợi như vị hỏa thượng nhiệt, phong hỏa thượng công, thận âm bất túc, hàn nhiệt kích thích và sâu răng, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị phải dựa trên các nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các bài thuốc uống từ Y học cổ truyền điều trị đau răng hiệu quả
Thuốc ngậm
Lấy một nắm vỏ cây gạo nấu lấy nước đặc, ngậm nhiều lần trong ngày. Hoặc lá trầu không nhai nhỏ, ngậm trong miệng. Hoặc lá tía tô 16g, thạch xương bồ 16g, lá đinh lăng 16g, sắc lấy nước đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc củng cố khi bệnh đã ổn định
- Bài 1: hoàng cầm 12g, địa cốt bì 10g, bồ công anh 16g, chi tử 12g, tía tô 12g, chỉ xác 10g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, hà thủ ô 12g, ngân hoa 10g, đương quy 12g, sa sâm 12g, hoàng liên 10g, đan sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 5 quả, lạc tiên 16g. Sắc uống. Công dụng: tả tâm hỏa, thanh vị nhiệt, điều hòa tỳ vị, chống viêm.
- Bài 2: hoài sơn 16g, liên nhục 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 16g, bạch thược 12g, long nhãn 16g, ngũ vị 12g, trần bì 12g, khởi tử 12g, sa sâm 16g, cam thảo 12g, củ đinh lăng 16g. Sắc uống. Công dụng: thanh vị nhiệt, bổ tỳ khí, chống viêm.
Để phòng chảy máu chân răng, nên đánh răng bằng bản chải mềm. Sau khi đánh răng súc miệng bằng nước muối sinh lý. Ăn các loại rau quả giàu vitamin C như cam, chanh bưởi, cà chua, cá rốt, mướp đắng, rau ngót…
Thuốc uống
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Lưu Thị Duyên – Giảng viên trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ngoài phương pháp ngậm thì có thể sử dụng phương pháp uống đối với những trường hợp nặng hơn.
- Bài 1: phòng sâm 16g, bạch linh 10g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 14g, thục địa 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, lá đinh lăng 20g, ngũ gia bì 16g, cỏ mực sao đen 16g, chi tử 12g, lạc tiên 16g, trần bì 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống. Công dụng: chống viêm, thanh vị nhiệt.
- Bài 2: vỏ cây gạo 20g, cỏ mực sao đen 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, sinh địa 10g, địa cốt bì 12g, đương quy 12g, sâm đại hành 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g, bạch thược 10g. Sắc uống.
- Bài 3: nam hoàng bá 12g, thổ phục linh 20g, biển súc 16g, lá xương sông 16g, tang diệp 16g, chi tử 12g, tông lư (sao đen) 12g, lá mã đề 16g, trần bì 10g, chỉ xác (sao cám) 10g, đương quy 16g, ngũ vị tử 10g, cam thảo đất 16g, hoàng liên 6g. Sắc uống.
- Bài 4: bạch mao căn 16g, hoàng đằng 12g, ích mẫu 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, sa sâm 14g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, tía tô 12g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, a giao 4g, cỏ mực sao đen 16g, cam thảo 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, thanh nhiệt nhuận huyết, bình vị.