Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết ngày càng phổ biến và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng con người. Sau đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh.
- Bác sĩ y học cổ truyền tiết lộ 3 cách chữa bệnh trĩ bằng Đông Y hiệu quả
- Công bố nghiên cứu chữa bệnh lao của bác sĩ Việt Nam
- Căn bệnh quái ác mang tên “bệnh đái tháo đường”
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae…
Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia..Trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong như: Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola và sốt xuất huyết Dengue.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, với SXH, sau khi bị muỗi đốt, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao 3-4 ngày đầu kèm đau mỏi khắp người thì sẽ lui sốt. Nhưng chính giai đoạn lui sốt này xuất hiện các biến chứng hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn gây tụt huyết áp, sốc…
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, do đó người bệnh khi có những dấu hiệu trên cần phải tới khám ngay và bản thân người thầy thuốc cần phải tỉ mỉ khi thăm khám và cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh đồng thời có kế hoạch xử trí thích hợp.
Cách phòng tránh khi người nhà bị bệnh sốt xuất huyết.
Sau đây là cách phòng tránh khi có người nhà bị bệnh sốt xuất huyết.
Cần cách ly người bệnh bị sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng truyền qua đường muỗi đốt. Đã có không ít trường hợp bố mẹ sốt xuất huyết, vì chủ quan ngủ không buông màn, mà lây ‘oan’ cho con nhỏ. Tốt nhất, người bệnh nên cách ly ở phòng riêng, nằm màn, không cho muỗi đốt đưa virus sang người khỏe mạnh.
Dự trữ các loại thuốc cần thiết.
Nếu nghi ngờ nhà có thêm người sốt xuất huyết, hãy bình tĩnh, vì bệnh có 4 cấp nặng nhẹ khác nhau. Ở cấp 1 (ba ngày đầu), người bệnh sốt cao, chỉ cần chăm sóc tích cực tại nhà và hạ sốt bằng thuốc chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng aspirin và ibuprofen, vì chúng có tác dụng phụ ngăn tập kết tiểu cầu, gây toan máu, khiến bệnh trở nên nguy kịch hơn.
Các gia đình nên trữ sẵn thuốc hạ sốt và gói điện giải trong nhà, phòng trường hợp nhà có thêm người sốt cao nửa đêm mà hiệu thuốc không mở cửa. Theo liều quy định, mỗi ngày, người lớn dùng không quá 2.000mg paracetamol (4 viên hạ sốt 500mg). Còn trẻ nhỏ không uống quá 1.000mg/ngày (4 gói hạ sốt 250mg).
Thường xuyên phun thuốc định kỳ và diệt muỗi thường xuyên.
Khi nhà có người sốt xuất huyết, cần phải nhanh chóng báo cho trung tâm y tế dự phòng của quận huyện đang ở tới xử lý ổ dịch, phun thuốc diệt muỗi khắp nhà để ngăn bệnh lây lan.
Ngoài ra, cần tích cực loại bỏ nơi trú ẩn và sinh sản của muỗi. Loài côn trùng “đông dân bậc nhất” này có thể đẻ trứng ở những nơi ít ngờ nhất như: đất ẩm ban công, bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa, hòn non bộ, nước để trên ban thờ, máng xối, hay bất cứ vũng nước mưa nhỏ nào đọng trên sân thượng.