Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Bài thuốc Y học cổ truyền từ hạt tiêu trị chứng đau bụng do lạnh

Hạt tiêu là một loại gia vị khá quen thuộc trong bếp của các gia đình, ngoài ra nó còn là một vị thuốc trong Đông y trị chứng đau bụng do lạnh rất hiệu quả.

trung-cap-y-hoc-co-truyen
Bài thuốc Y học cổ truyền từ hạt tiêu trị chứng đau bụng do lạnh

Bài thuốc Y học cổ truyền từ hạt tiêu trị chứng đau bụng do lạnh

Hạt tiêu có mùi thơm, vị cay và tính nhiệt có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, tiêu đàm, điều vị, giải độc giúp điều trị những cơn đau bụng do lạnh, tiêu chảy đầy bụng không tiêu, sát khuẩn, giải độc rất hiệu qủa.

Đối với bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá

  • Đây là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện.
  • Bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh rối loạn tiêu hóa giúp quá trình co thắt diễn ra bình thường.
  • Sử dụng 90g nho khô tán thành bột kết hợp 10g bột hồ tiêu đem trộn đều với nhau rồi sử dụng có thể uống hoặc dùng chung với thức ăn.Đặc biệt đối với trẻ em 6 tháng đến 3 tuổi, mỗi ngày không quá 2g chia 3 lần cho uống với nước cháo, sữa.

Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng do tỳ vị hư hàn

  • Đau dạ dày trong Đông y là cách gọi chung của các chứng đau ở vùng thượng vị, trung vị, trung tiêu, có tên là vị quản thống. Là một hiện tượng đau vùng dưới tâm, cùng thượng vị. Mức độ khá đa dạng, có thể đau đớn, đau nhẹ hoặc âm ỉ.
  • Theo bác sĩ Y học cổ truyền Lưu Thị Duyên hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết: Biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày như: Da mặt trắng bệch, tay chân lạnh, mệt mỏi, mất sức, miệng khô..
  • Cách dùng: Ta tiến hành dùng 30g gừng tươi, 20g đại táo kết hợp với 5g bột hồ tiêu cho vào nồi sắc cạn bớt nước thành dạng chè và ăn.

Đối với trường hợp buồn nôn không ăn được

  • Buồn nôn sau khi ăn là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí cứ ăn vào là nôn.
  • Rất ít người chú ý đến vấn đề này dẫn đến gặp phải hàng loạt các biến chứng phức tạp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như say xe, ngộ độc thức ăn, ăn quá no, ngộ độc với rượu, căng thẳng, lo lắng quá mức, mất nước, dị ứng thực phẩm…
  • Cách dùng: Ta lấy 20g hạt tiêu và 20g bán hạ đem tán thành bột mịn đem trộn với nước gừng làm viên, viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 15 – 20 viên với nước ấm.

Đối với trị đau quặn bụng do lạnh, nôn, rối loạn tiêu hoá

trung-cap-y-hoc-co-truyen
Đối với trị đau quặn bụng do lạnh, nôn, rối loạn tiêu hoá
  • Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn.
  • Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng
  • Cách dùng: Hồ tiêu tán bột 3g, gừng tươi 6g kết hợp với tử tô 6g đem sắc rồi uống.

Đối với trường hợp tiêu chảy, thổ tả

  • Y học cổ truyền gọi tiêu chảy là tiết tả và thường chia thành bạo tiết (tiêu chảy cấp tính) và cửu tiết (tiêu chảy mạn tính):
  • Bạo tiết thường do ngoại tà và ăn uống gây nên. Bạo tiết hàn thấp: đau bụng, tiêu chảy
  • Biểu hiện bệnh chủ yếu bằng nôn và tiêu chảy với số lượng lớn dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng, có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời, bệnh được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”.
  • Cách dùng: Hồ tiêu 1 – 2g, tán nhỏ; uống với nước cơm (Hải Thượng Lãn Ông).

Đối với trị phong hàn nhập lý đau quặn bụng, nôn ra nước trong

  • Đau bụng là một triệu chứng dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày vì gần 80% các bệnh lý đường tiêu hóa có biểu hiện triệu chứng là đau bụng. Đau bụng quặn thắt, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài. Ngoài ra còn nôn ra nước trong.
  • Cách dùng: Hồ tiêu tán bột 50g kết hợp với rượu trắng 250ml ngâm trong 15 ngày rồi sử dụng mỗi lần chỉ uống 15ml.

Đối với trường hợp ho lâu không khỏi: Hồ tiêu 6 hạt đem tán nhỏ kết hợp với 1 đôi thận lợn đem thái miếng rồi nấu chín rồi sử dụng.

Đối với chứng thấp khớp, đau nhức: Hồ tiêu 10g, nhục quế 10g, riềng ấm 10g, gừng khô 10g, băng phiến 3g, long não 3g. Đem giã dập rồi ngâm với 250ml cồn 700 trong 1 tuần và dùng xoa bóp hằng ngày.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn