Thuốc Panadol với công dụng giảm đau hạ sốt nhanh. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị người dùng cần phải sử dụng đúng liều lượng cho phép.
- 6 loại thuốc tuyệt đối không được bẻ nghiền khi uống
- Liều dùng và cách sử dụng thuốc Medrol trong điều trị bệnh
Tư vấn công dụng và liều dụng thuốc Panadol
Thành phần và công dụng chính của thuốc Panadol
Thuốc Panadol có thành phần chính là Paracetamol. Đây là một chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc có tác dụng hạ sốt và điều trị các cơn đau nhẹ đến vừa như: Đau đầu, Đau nửa đầu, Đau cơ, Đau bụng kinh, Đau họng, Đau cơ xương, Sốt và đau sau khi tiêm vắc xin, Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, Đau răng, Đau do viêm xương khớp.
Thuốc thường được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên sủi tan trong nước. Hàm lượng phổ biến là 500mg.
Liều lượng sử dụng thuốc Panadol
Thuốc Panadol là loại thuốc khá phổ biến hiện nay, điều này khiến nhiều người mua mà không có đơn của các bác sĩ. Tuy nhiên theo dược sĩ cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh nên tránh tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn của các bác sĩ hoặc dược sĩ bởi sử dụng quá liều có nguy cơ viêm gan ngay ở người khỏe mạnh.
Liều lượng phổ biến đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 500 mg đến 1 g paracetamol (1-2 viên/lần). Sau mỗi 4-6 giờ nếu cần. Chỉ dùng đường uống. Liều tối đa hàng ngày: 4000 mg (8 viên). Không dùng quá liều chỉ định. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol. Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ.
Liều lượng phổ biến đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: 250-500 mg sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần. Liều tối đa hàng ngày: 60 mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15 mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ. Không dùng quá liều chỉ định. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol. Không dùng quá 4 liều trong 24 giờ. Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ. Thời gian tối đa dùng thuốc không có tư vấn của bác sĩ: 3 ngày.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Không khuyến cáo dùng thuốc này.
Thuốc Panadol dạng viên sủi
Lưu ý: Không dùng chung với những loại thuốc khác có thành phần paracetamol .
Thận trọng khi sử dụng thuốc Panadol
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Theo Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn thì thành phần paracetamol có trong thuốc thể thể tăng nguy cơ gây hại của đối với gan trên những bệnh nhân đang bị các bệnh về gan. Dó đó những bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.
Những tác dụng phụ của thuốc Panadol
Những tác dụng phụ của thuốc thường hiếm khi xảy ra và thường ở số ít bệnh nhân. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng có thể gặp phải:
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
|
Giảm tiểu cầu | Rất hiếm |
Rối loạn hệ miễn dịch | Phản ứng quá mẫn
Phản ứng dị ứng da như: ban da, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson |
Rất hiếm |
Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất | Co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID khác | Rất hiếm |
Rối loạn gan mật | Bất thường gan | Rất hiếm |
Trên là thông tin về cách sử dụng thuốc Panadol giúp giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên những thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi sử dụng.