Chữa mề đay bằng các bài thuốc Y học cổ truyền là cách điều trị mang lại hiệu quả cao. Đây là cách chữa trị phù hợp với những người thường xuyên bị nổi mề đay mà không muốn sử dụng thuốc Tây y.
- Nên kiêng kị những món ăn gì khi đang dùng bài thuốc y học cổ truyền?
- Tìm hiểu về phương pháp bắt mạch trong Y học cổ truyền
- Mở phòng khám Y học cổ truyền cần những điều kiện nào?
Nguyên nhân gây mề đay
Y học cổ truyền gọi mề đay là phong chuẩn khối. Theo Đông y, mề đay xuất hiện do các nguyên nhân chính bao gồm:
Yếu tố nội nhân
- Cơ thể suy nhược, khí huyết lưu thông kém hoặc bị hao tổn. Khí hư sinh phong và tạo cơ hội cho ngoại tà xâm nhập gây bệnh.
- Do gan, thận yếu, bị rối loạn khiến bài độc kém. Độc tích dưới da gây mề đay.
Yếu tố ngoại nhân
Trên lâm sàng thường chia thành 2 loại phong hàn, phong nhiệt dễ chữa. Khi bệnh phát ra, các phương pháp dùng thuốc đều nhằm giải dị ứng, chống sung huyết, chống giãn mạch và các rối loạn thực vật khác như phù dị ứng, táo bón, ỉa chảy, bí tiểu tiện…
Bài thuốc y học cổ truyền trị dứt điểm mề đay
Nguyên tắc chữa mề đay mãn tính bằng Đông là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, định thần, kháng viêm, chống dị ứng. Trong đó lấy tiêu độc và trừ tà làm mục tiêu chính của việc điều trị. Ngoài ra, các thầy thuốc sẽ kê thêm các vị thuốc nhằm điều trị những tổn thương lục phủ ngũ tạng và điều hòa khí huyết để giúp phòng bệnh tái phát.
Thể phong hàn
Hay gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh, do nước lạnh.
Triệu chứng: Da hơi đỏ hoặc trắng, gặp lạnh hay phát bệnh, trời nóng bệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.
Phép chữa: Phát tán phong hàn sắc, điều hòa dinh vệ.
- Bài 1: Quế chi 8g, gừng sống 6g, tử tô 12g, ké đầu ngựa 16g, kinh giới 16g, ý dĩ 16g, phòng phong 12g, đan sâm 12g, bạch chỉ 8g.
- Bài 2: Quế chi thang gia giảm: Quế chi 8g, kinh giới 12g, bạch thược 12g, phòng phong 8g,gừng sống 6g, tế tân 6g, ma hoàng 6g, bạch chỉ 8g.
- Bài 3: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: Hoàng kỳ 8g, đảng sâm 12g, quế chi 8g, king giới 12g, bạch thược 8g, phòng phong 12g, sinh khương 6g, bạch chỉ 8g, đại táo 12g, ma hoàng 8g
Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g, nếu do ăn uống(cua, tôm, nhộng tằm..) thêm sơn tra, hoắc hương, mỗi thứ 8-12g.
Thể phong nhiệt
Triệu chứng: Da đỏ, các nốt ban đỏ, nóng rát, miệng khát, phiền táo: gặp khí hậu hoàn cảnh nóng thể bệnh phát ra hoặc tăng thêm, mạch phù sác chất lưỡi đỏ rêu vàng hoặc trắng.
Phép chữa: Khu phong, thanh nhiệt lương huyết.
Các bài thuốc.
- Bài 1: kim ngân hoa 16g, phù bình 8g, bồ công anh 12g, thuyền thoái 6g, ké đầu ngựa 16g, sinh địa 12g, kinh giới 16g, thổ phục linh 16g, lá dâu 16g, sa tiền 16g.
- Bài 2: Ngân kiền tán ( ôn bệnh điều biện) gia giảm.
Kim ngân hoa 16g, cam thảo 4g, liên kiều 12g, bạc hà 12g, ngưu bàng tử 12g, ké đầu ngựa 16g, lô căn 12g, sa tiền tử 12g, trúc diệp 12g, phù binh 8g, kinh giới 12g.
- Bài 3: tiêu phong tán gia giảm ( Y tông kim giám)
Kinh giới 16g, sinh địa 16g, phòng phong 12g, thạch cao 20g, ngưu bàng tử 12g, đan bì 8g, thuyền thoái 8g, bạch thược 8g
- Châm cứu: thường châm tả các huyệt: huyết hải, khúc trì, đại chùy, tam âm giao.
- Nếu do ăn uống thì châm thêm huyệt túc tam lý.
- Nhĩ châm: châm vị trí phổi, tuyến thượng thận, thần môn, khu nội tiết.
Những điều cần lưu ý khi chữa mề đay bằng phương pháp Y học cổ truyền
Theo bác sĩ Lưu Thị Duyên hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết:Thuốc Đông y mang lại hiệu quả từ từ nên người bệnh cần kiên trì khi quyết định điều trị bằng phương pháp cổ truyền và hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và lối sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Khi điều trị bằng thuốc Đông y người bệnh cần tìm đến những cơ sở khám và điều trị uy tín, chất lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sau khi hết liệu trình nếu bệnh không thuyên giảm người bệnh cần đi khám lại để có phương pháp chữa trị phù hợp hơn.
- Trong quá trình chữa bệnh bằng thuốc Đông y, bệnh nhân nên tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng, dị ứng da. Đồng thời người bệnh cũng cần vệ sinh da hàng ngày và bảo vệ da của mình khi đi ra ngoài trời.