Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Tìm hiểu về phương pháp bắt mạch trong Y học cổ truyền

Y học cổ truyền ( Đông y) là phương pháp chẩn đoán cổ xưa, dựa trên lâm sàng. Chẩn đoán mạch học Đông y là kỹ thuật đỉnh cao giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và các rối loạn của tạng phủ bên trong cơ thể.

y-hoc-co-truyen
Tìm hiểu về phương pháp bắt mạch trong Y học cổ truyền

Tìm hiểu về phương pháp bắt mạch trong Y học cổ truyền

1. Thời gian để bắt đầu bắt mạch.

Bắt mạch y học cổ truyền thường vào lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa tán, chưa ăn uống gì, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều hòa, khí huyết chưa loạn. Do đó, có thể tìm thấy mạch bệnh.Tuy nhiên nếu gặp bệnh thì bất cứ lúc nào cũng có thể chẩn mạch, không cần phải chẩn mạch vào lúc sáng sớm.

Những lưu ý khi chuẩn mạch.

+) Trước khi chẩn mạch, nên để cho người bệnh nghĩ 1 lát cho khí huyết được điều hòa.

+) Không nên xem mạch khi người bệnh ăn uống quá no, đói qúa hoặc mới uống rượu, đi xa đến mà mệt mỏi…

+) Ống tay áo người bệnh quá chật, hoàn cảnh chung quanh ồn ào… cũng có thể ảnh hưởng đến việc chẩn mạch.

2. Tư thế lúc xem mạch

+) Người bệnh nên ngồi thẳng thắn, tự nhiên hoặc nằm ngửa, cánh tay nên duỗi ra 2 bên, bàn tay để ngửa cho huyết mạch lưu thông tốt và không ảnh hưởng đến mạch.

Lưu ý:

  • Nếu người bệnh nằm nghiêng thì cánh tay phía dưới đè lên làm mạch không chạy được.
  • Nếu co tay lại thì bàn tay bị bế tắc, mạch không lưu thông.
  • Nếu để xuôi tay thì máu dồn xuống làm mạch bị ứ trệ, nếu giơ tay lên cao thì khí chạy lên mà mạch nhảy.
  • Nếu co cơ thể lại thì khí bị nén mà mạch bị gò bó.
  • Nếu người cử động thì khí bị nhiễu loạn mà mạch chạy nhanh…”

Y sĩ y học cổ truyền nên ngồi nghiêng đối với người bệnh, dùng tay trái để chẩn mạch ở tay phải người bệnh và ngược lại dùng tay phải chẩn mạch ở tay trái.

3. Định hơi thở

Phương pháp chẩn mạch cốt ở tâm hư tĩnh. Y sĩ y học cổ truyền cần ổn định hơi thở, giữ vững tiêu chuẩn: 1 hơi thở ra, hít vào tương ứng với 4 lần mạch đập. Sau đó, căn cứ vào tiêu chuẩn này, tập trung chú ý vào các ngón tay đang đặt trên các bộ vị để thăm dò mạch tượng và số mạch đếm của người bệnh.

4. Cách đặt tay bắt mạch trong y học cổ truyền

y-hoc-co-truyen
Cách đặt tay bắt mạch trong Y học cổ truyền
  • Khi đặt ngón tay xuống, đầu tiên đặt ngón tay giữa vào bộ quan (mé trong chỗ xương cao-ngang với lồi xương quay), rồi đặt luôn 2 ngón tay 2 (trỏ) và 4 (áp út) phía trước và sau thành 3 bộ mạch.
  • Ngón tay trước (trên) là bộ thốn khẩu, ngón tay sau (dưới) là bộ xích. Nếu cẳng tay người bệnh dài thì đặt ngón tay thưa, nếu cẳng tay ngắn thì đặt các ngón tay khít nhau”.
  • Khi đặt ngón tay (xem mạch) cần phải để đầu ngón tay bằng nhau vì mức độ cảm giác của da ở đầu các ngón tay đang xem mạch không giống (nhạy bén) như nhau… vì vậy, khi cần chẩn mạch, nên dùng chỉ nhĩ (chỗ đầu ngón tay nổi lên như sợi chỉ) để sờ, ấn.
  • Ba ngón tay của con người dài ngắn không bằng nhau, vì vậy phải để 3 đầu ngón tay bằng nhau, đốt ngón này ngang đốt ngón kia mới có thể chẩn mạch được. Nhưng da thịt đầu 3 ngón tay thì ngón trỏ nhạy cảm nhất, ngón giữa da dầy, ngón thứ 4 lại dầy và kém nhậy cảm hơn. Vì vậy, phải dùng cạnh của đầu ngón tay như sợi chỉ, gọi là chỉ mục (mắt của ngón tay) ấn lên sống mạch”.
  • Điều quan trọng hơn nữa là không nên dựa vào mạch đập ở đầu ngón tay của mình mà nhận lầm với mạch đập của người bệnh, vì ở đầu ngón tay của thầy thuốc cũng có động mạch.
  • Sau khi đặt tay đúng vị trí và đúng phương pháp, thầy thuốc phải biết vận dụng năng lực nặng nhẹ và di chuyển ngón tay để thăm dò mạch tượng.

5. Mạch Và Nam Nữ

“Mạch của nam giới thường mạnh hơn của nữ. Khi Xem mạch tuân theo quy tắc ‘Nam Tả Nữ Hữu’. Xem mạch, phái nam xem bên tay trái (làm chính), phái nữ xem bên tay phải (làm chính).

  • Xem mạch phái nam, mạch tay trái (dương) mạnh hơn tay phải (âm) là dương nhiều hơn âm là thuận. Ngược lại, mạch tay phải mà mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương không thuận, tức là người nam đó bị âm thịnh dương suy.
  • Xem mạch người nữ mạch tay phải (âm) mạnh hơn tay trái (dương) là âm nhiều hơn dương là thuận. Ngược lại, nếu mạch tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm không thuận, tức là người nữ đó bị dương thịnh âm suy.
  • Việc xem ‘Nam Tả Nữ Hữu’ chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hoặc nghịch đối với người đó chứ không nhất thiết phải theo đúng quy cách trên.
  • Điều chủ yếu trong câu ‘Nam Tả Nữ Hữu’ là chú ý vào hai bộ xích của cả nam lẫn nữ.

+) Nam dĩ tả xích nhi tàng tinh hoặc Nam dĩ tả xích vi tinh phủ (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ xích bên tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết rằng người đó tinh khí sung mãn, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi vô lực thì không khỏe…

+ Nữ dĩ hữu xích nhi bào hộ hoặc Nữ dĩ hữu xích vi huyết hải (Nữ liên hệ với bào thai và chứa huyết ở bộ xích). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết rằng tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi vô lực thì không khỏe

6. Học Trung cấp Y học cổ truyền ở đâu tốt nhất TP. Hồ Chí Minh?

y-hoc-co-truyen
Đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh

Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: Bắt mạch, châm cứu, thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp, vật lý trị liệu…

  • Ngành y học cổ truyền là 1 ngành hết sức đặc thù mà không phải trường Y nào cũng có thể đào tạo tốt. Với đội ngũ giảng viên là các cán bộ giáo viên đã và đang công tác tại các trường ĐH và bệnh viện chuyên sâu về y học như: Học viện YHCT, Bệnh viện Y học quân đội…
  • Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tự hào là trường có chất lượng đào tạo Y sĩ y học cổ truyền hàng đầu Tp. Hồ Chí Minh
  • Trường sở hữu hệ thống phòng thực hành và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng tuyệt đối yêu cầu đào tạo của Bộ LĐ TB&XH và đạt chuẩn Bộ Y tế.
  • Hoàn thành chương trình Trung cấp Y sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học hiện đại và y học cổ truyền Việt Nam, phương Đông
  • Người học có khả năng tiếp thu và kế thừa và phát triển vốn y học Việt Nam đồng thời kết hợp với y học hiện đại trong phòng và chữa bệnh. Thành thạo các kĩ năng kê đơn thuốc, làm được các thủ thuật bắt mạch, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…

Nếu yêu thích ngành Y học cổ truyền, thí sinh có thể đăng ký nộp hồ sơ hoặc liên hệ số điện thoại bên dưới để được giải đáp.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn