Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Bỏ túi ngay mẹo điều trị nhiệt miệng hay nhất từ trước đến nay

Các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bật mí các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả.

cao-dang-duoc
Bỏ túi ngay mẹo điều trị bệnh nhiệt miệng hay nhất từ trước đến nay

Hiểu thế nào là nhiệt miệng.

Nhiệt miệng rất phổ biến, đó là một vết loét hoặc rộp nhỏ, màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quay vùng miệng, không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống và còn khiến bản thân người bị cảm thấy đau và khó chịu.

Vậy nguyên nhân đến từ đâu?

  • Đầu tiên là do vấn đề ăn uống: Ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng là nguyên nhân chính gây ra vấn đề nhiệt miệng.
  • Những thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua
  • Thiếu hụt lượng vitamin B-12, kẽm, folate (axic folic) hoặc sắt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
  • Sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Áp lực (stress).

Điều trị nhiệt miệng bằng cách nào?

cao-dang-dieu-duong
Điều trị nhiệt miệng bằng cách nào?

Theo giảng viên Trần Khánh Phú- hiện đang giảng dạy bộ môn Điều dưỡng cơ sở- lớp chính quy Cao đẳng Điều Dưỡng Sài Gòn cho biết:

Để điều trị nhiệt miệng thì có thể thông qua 2 cách: Đường uống hoặc đường dùng tại chỗ tùy vào mức độ bị nhiệt miệng.

1. Đường uống

Đây là cách sử dụng hiệu quả để điều trị khi mức độ nhiệt miệng ở dạng vừa hoặc đã bị nặng, loét rộng. Do đó, cần điều trị bằng cách cho người bị nhiệt miệng uống thuốc.

  • Prednisolone: 5-40mg/ngày, tác dụng giảm đau chống viêm,giảm thời gian loét, giảm xuất hiện vết loét mới trong thời gian điều trị
  • Montelukast: 10mg/ngày, có tác dụng giảm đau, làm lành vết loét.
  • Colchicine, cimetidine, montelukast và các tác nhân ức chế miễn dịch khác như dapsone, cyclosporine, pentoxifylline được dùng trong điều trị viêm loét miệng nặng, diện rộng, khó điều trị không đáp ứng hoặc chống chỉ định với corticoid đường uống. Nếu có hoặc để dự phòng bội nhiễm , cần sử dụng thêm kháng sinh.

2. Đường dùng tại chỗ

Trường hợp bị nhiệt miệng chưa nghiêm trọng và ở mức độ nhẹ có thể sử dụng phương pháp bôi mà không cần đến phương pháp uống thuốc.

  • Aluminlum hydroxide+ magnesium hydroxide + simethicone : 5-10 ml súc miệng rồi nhổ ra, cho tác dụng giảm đau và bao phủ vết loét, dùng trước khi ăn
  • Chlorhexidine 0,12%: 15ml súc miệng rồi nhổ ra ngày 2 lần, có tác dụng giảm thời gian loét, mau lành thương tổn
  • Tetracyline 5% : Dùng như thuốc làm sạch miệng, tác dụng giảm đau giảm thời gian loét, giảm kích thước vết loét
  • Nystatine hỗn dịch 400000 – 600000 UI : Súc miệng rồi nuốt, ngày 4 lần, sử dụng trong trường hợp dự phòng nhiễm trùng thứ phát cho Bệnh nhân loét diện rộng có dùng tác nhân ức chế miễn dịch
  • Corticoid bôi, Clobetasol, Dexamethason, fluocinonide: Bôi 1 lượng nhỏ vào vết loét sau khi đã làm khô bằng gạc không súc miệng sau khi bôi và tránh ăn uống trong 30 phút, Đây là thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, giảm triệu chứng hàn gắn sớm thương tổn.
  • Sucralfate hỗn dịch: Súc miệng rồi nhổ ra, có tác dụng bao phủ vết loét, giảm đau và giảm thời gian loét. Dùng thay thế hoặc bổ sung cùng corticoid bôi.

Phương pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng từ chuyên gia Dược Sài Gòn

cao-dang-dieu-duong
Phương pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng từ chuyên gia Dược Sài Gòn

Giảng viên giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, ngoài sử dụng thuốc, thì khi có người bị nhiệt miệng có thể áp dụng 1 số phương pháp sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Bổ sung vitamin B12, acid folic, vitamin PP, kẽm.
  • Nên dùng bàn chải đánh răng mềm, chỉ nha khoa và chải nướu đầu mềm để vệ sinh răng miệng.
  • Nên dùng nước súc miệng không cồn và kem đánh răng không chứa sodium lauryl sulfate.
  • Không nên dùng các loại bàn chải cứng, sắc; bỏ thói quen cắn má hoặc môi để tránh gây tổn thương niêm mạc.
  • Tránh các loại thức ăn nóng và ảnh hưởng đến răng miệng: các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay; các loại thức uống có cồn, caffeine.

Nhiệt miệng rất phổ biến và hầu như trong đời ai cũng một lần bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế đồ ăn nóng và cay bởi khi bị nhiệt miệng thì khó chịu vô cùng. Trên đây là bài viết hướng dẫn về mẹo điều trị nhiệt miệng được các chuyên gia Dược Sài Sòn hướng dẫn, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi thực hiện.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn