Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Nhiễm trùng vết thương hở nguy hiểm như thế nào?

Sinh hoạt hằng ngày của chúng ta có lẽ thường xuyên xảy ra những vết xước vết cắt nhỏ, những vết xước ấy có thể bị vi khuẩn xâm nhập vào nếu như không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

vet-xuoc-nhe-khong-duoc-cham-soc-tot-se-bi-nhiem-trung
Vết xước nhẹ không được chăm sóc kỹ có thể sẽ bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng vết thương là gì?

Nhiễm trùng là sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể và phản ứng của cơ thể đối với thương tổn do mầm bệnh gây nên. Quá trình nhiễm trùng là quá trình vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và nhân lên trong cơ thể vật chủ. Nhiễm trùng có thể xảy ra bất cứ bộ phận nào, có khi cả toàn thân.
Các tác nhân truyền nhiễm bao gồm: Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, động vật chân đốt như bọ vẹ, bọ chét.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng vết thương

Các tác nhân bên ngoài gây ra trầy xước da tạo nên một vết thương hở, cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng hệ miễn dịch nhưng do sự chủ quan của vật chủ không chăm sóc đúng cách từ đó các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, hoại tử vết thương..

Dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương

mot-so-vet-thuong-bi-nhiem-trung-nang-dan-den-hoai-tu-mo
Một số vết thương bị nhiễm trùng nặng dẫn đến hoại tử các mô mềm

Với những vết thương hở thông thường bản thân người bị nhiễm trùng sẽ dễ dàng nhận biết bằng mắt và đặc biệt là cảm giác:

  • Vết thương hở bị sưng đỏ trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày
  • Vết đỏ xuất hiện từ ngoài vào trung tâm và sưng hạch: Hạch có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, nếu như hạch bị sưng thì chứng tỏ hệ miễn dịch đã bị xâm nhập nên cơ thể sẽ bị nhiễm trùng.
  • Vết thương có dấu hiệu đỏ, sưng và phù nề kéo dài: hiện tượng này chứng tỏ vết thương đang đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập lạ. Đối với vết thương thông thường thì một vài ngày sẽ hết nhưng với nhiễm trùng thì nó sẽ kéo dài và trầm trọng hơn.
  • Vết thương chảy mủ dạng dịch màu có mùi hôi: với dấu hiệu này thì bạn đã bị nhiễm trùng ở trạng thái khá nghiêm trọng, thậm chí có thể bị hoại tử. Khi bạn gặp dấu hiệu này, nên tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời
  • Cảm giác đau đớn tăng dần: những vết thương nhiễm trùng thường sẽ khiến cho người bị thương cảm thấy đau đớn hơn theo thời gian
  • Sốt: tùy vào tình trạng của vết thương mà bệnh nhân có thể sốt nhẹ hay cao

Khi bị nhiễm trùng thì có nguy hiểm không?

Một số ý kiến của những bạn trẻ thì với những vết thương hở cơ thể sẽ tự lành hẳn. Theo các sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn  cho biết: các bạn trẻ vẫn chưa hiểu được mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể nhiễm khuẩn các tổ chức sâu hơn bên trong như cơ, xương…từ đó làm hoại tử các tổ chức phần mềm, khi đó với những trường hợp nặng để lâu có thể bắt buộc phải cắt lọc bỏ các tổ chức hoại tử, và việc chăm sóc vết thương lại trở nên khó khăn hơn.

Cách chăm sóc khi có vết thương

thuc-hien-dung-cach-cham-soc-vet-thuong-de-tranh-bi-nhiem-trung
Thực hiện đúng cách chăm sóc tốt các vết thương để tránh bị nhiễm trùng

Khi phát hiện vết thương bị nhiễm trùng với một số biểu hiện nêu trên thì bạn cần tiến hành kiểm tra vết thương bằng cách quan sát, theo dõi tình trạng của vết thương. Nhưng bạn đặc biệt không được sờ, chạm tay tùy tiện vào vết thương đó.

Trong chế độ sinh hoạt: lối sống ăn uống phù hợp như bổ sung nhiều vitamin tăng sức đề kháng, ăn nhiều loại củ quả, che giữ vết thương tránh bụi bẩn, không hút thuốc lá…

Trong trường hợp vết thương nhẹ: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 3 lần một ngày (không dùng cồn hoặc oxy già vì sẽ làm chết tế bào mới hình thành và khó lành.

Đối với những vết thương được khâu lại thì không được ngâm nước.

Nếu hệ miễn dịch tốt cùng với vết thương nhẹ, chỉ cần chăm sóc tốt là vài ngày sau là có thể sau vài ngày là lành vết thương.

Thuốc sẽ được dùng để điều trị nhiễm trùng, giảm đau, giảm sưng

Với những vết thương bị nhiễm trùng nặng, hoặc đã chăm sóc kĩ lưỡng nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Phẫu thuật có thể cần thiết để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết, phẫu thuật cũng được thực hiện để loại bỏ các dị vật

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thu thập giúp người đọc chăm sóc tốt khả năng bảo vệ bản thân, tránh những trường hợp nhiễm trùng nặng xảy ra.

 

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn