Đái tháo đường là một bệnh lý không thể coi thường trong thời đại ngày nay. Theo số liệu thống kê, cứ 7 giây lại có một người chết vì đái tháo đường. Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh và khốn khổ vì nó.
- 5 dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn đang bị ung thư thận
- Người đàn ông có máu trắng như sữa nói đến nguyên nhân thì ai cũng lo
Những con số đáng sợ gây nên bởi căn bệnh “đái tháo đường”
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý đặc trưng bởi sự phá hủy các tế bào beta của tụy gây nên tình trạng thiếu hụt insulin và tăng đường huyết. Các thống kê lâm sàng hiện nay cho thấy tiểu đường và mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) thường song hành với nhau. Đường huyết trong máu tăng cao lâu ngày sẽ kéo theo tình trạng rối loạn lipid máu, đặc biệt dư thừa triglycerid và LDL-c (cholesterol xấu)
Báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường Thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này đang được dự báo năm 2040 sẽ tăng 6,1 triệu người. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế . Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Bệnh đái tháo đường không chỉ ở người trưởng thành mà trẻ em cũng dễ bị mắc phải.
Theo Dược sĩ Nguyễn Hửu Ngọc, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn–Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, cách đây 20 năm về trước những ca bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tương đối hiếm, người mắc bệnh thường nằm trong độ tuổi từ 40 trở lên.Bây giờ người trẻ đã không còn xa lạ gì với cái tên “đái tháo đường” nữa, có những trẻ em độ tuổi từ 13 tuổi trở lên cũng dễ mắc bệnh.
Phải chăng do lối sống và thói quen ăn uống gây nên bệnh tiểu đường?
Nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường do thói quen ăn uống, ăn nhiều nhưng lười vận động.
Ở giai đoạn tiền đái tháo đường, hầu hết những người trẻ tuổi đều cảm thấy khỏe mạnh, không có biểu hiện gì quá khác biệt. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì việc tăng cân, ăn uống thiếu lành mạnh và ít rèn luyện sức khỏe thì chỉ trong khoảng một vài năm sau, bệnh sẽ thành đái tháo đường thực sự. Lúc này, bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn, uống nước nhiều hơn, và cân nặng bắt đầu giảm, gây hại cho sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh thần kinh: Đa số bệnh nhân bị tiểu đường thường bị tổn thương hệ thần kinh, những mạch máu đi nuôi các dây thần kinh bị tổn thương. Do vậy, các dây thần kinh sẽ không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng, nên sẽ bị tê bì ở ngón tay và yếu cơ.
Biến chứng nhiễm trùng: Trong máu chứa nhiều đường sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoành hành và phát triển. Các tổn thương bị nhiễm trùng sẽ rất lâu khỏi và có thể dễ bị viêm nhiễm.
Suy giảm trí nhớ: Tạp chí Neurology chia sẻ nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ bị tê liệt thần kinh. Một nhóm nhà thần kinh học ở Harvard và bác sĩ tâm thần đã nghiên cứu thấy rằng bệnh này có nguy cơ làm suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Giảm thị lực: Lượng đường huyết trong máu cao làm các mạch máu bị nhỏ lại, gây tổn thương mắt, võng mạc bị tắc nghẽn. Ngoài ra, bệnh cũng làm suy giảm thị lực,tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và có thể gây mù lòa
Bệnh đái tháo đường là bệnh vô cùng nguy hiểm không thể chủ quan được, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên điều trị kịp thời nếu không bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến thiệt mạng. Mặt khác, mỗi người cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tránh để bệnh tái phát rồi mới chữa trị rất khó khăn.
Nếu không may mắc phải bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần cố gắng ăn uống theo chế độ đặc biệt mà bác sĩ đã kê đơn, tránh ăn thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường và dầu mỡ.
Đặc biệt, sau khi ăn bệnh nhân không nên nằm hay ngồi một chỗ mà phải đi lại, thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, chăm chỉ vận động, ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe.
Xem thêm tại: truongduocsaigon.edu.vn