Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tiêu hóa từ quả phật thủ

Quả phật thủ được sử dụng trưng bày trong mâm ngũ quả vào dịp lễ, tết. Ngoài ra, trong Đông y nó được xem là một loại thuốc quý dùng chữa bệnh mà ít người biết tới. Sau đây là những công dụng từ quả phật thủ trong điều trị bệnh.

y-hoc-co-truyen
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tiêu hóa từ quả phật thủ

Những thông tin cần biết về cây phật thủ

Cây Phật thủ có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng nhiều ở Hà Nội, quả có hình dáng giống với bàn tay phật. Cây phật thủ thuộc họ nhà cam, chanh có nhiều nét giống quả bưởi. Tùy vào từng giai đoạn mà lớp vỏ bên ngoài quả phật thủ có màu sắc thay đổi khác nhau từ xanh, vàng xanh và chuyển sang màu vàng. Bên trong lớp vỏ là lớp ruột đặc, màu trắng khá giống cùi bưởi, quả phật thủ có hương thơm nhẹ.

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Lưu Thị Duyên- giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: do phật thủ có tính ôn, vị cay, đắng và chua nên có thể dùng chế biến nhiều loại thuốc trị bệnh trong Đông y.

Quả phật thủ còn được gọi là phúc- lộc- cam tượng trưng cho sự may mắn và mang ý nghĩa tâm linh. Với màu sắc hình dáng khá bắt mắt, hương thơm nhẹ và có ý nghĩ nên quả phật thủ hay được mọi người dùng trưng bày trong mâm ngũ quả vào những dịp lễ, tết trên bàn thờ tổ tiên. Ngoài dùng trưng bày trong nhà thì quả phật thủ có thể dùng để trị một số bệnh trong Đông y rất hiệu quả.

Bài thuốc Y học cổ truyền dùng để trị bệnh từ quả phật thủ

y-hoc-co-truyen
Bài thuốc Y học cổ truyền dùng để trị bệnh từ quả phật thủ

Bài thuốc YHCT từ phật thủ đang dần được mọi người biết đến và tận dụng sau khi chưng tết để trị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp và các bệnh thông thường. Đây được xem là các bài thuốc lành tính, có tác dụng hiệu quả và không mang lại bất cứ tác dụng phụ nào.

Đối với những bệnh về đường tiêu hóa

  • Khi cơ thể cảm thấy biến ăn, buồn nôn, đau mỏi lưng, ăn nhưng không tiêu dùng: 30g quả phật thủ rửa sạch đem thái nhỏ để ráo rồi ngâm với 5 lít rượu, sử dụng để uống trước bữa ăn chiều mỗi lần uống từ 15 -20ml.
  • Trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: dùng 30g rễ cây phật thủ kết hợp với dạ dày lợn, đem nấu chín rồi ăn.
  • Trị bệnh gan, dạ dày: dùng 10g quả phật thủ tươi, 6g thanh bì, sắc nước uống hoặc lấy 10g hoa phật thủ, 10g hương phụ, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, đem sắc nước và uống.
  • Trị bệnh không tiêu, tiêu hóa không tốt: dùng 50g quả phật thủ 50g thái mỏng rồi hong gió cho khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Đem tán thành bột đem pha với nước ấm để uống, mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Trị bệnh đau bụng do lạnh: lấy 15g phật thủ khô, 30g gạo rang, đem đi sắc, ngày uống 3 lần.
  • Đối với chựng ợ hơi: lấy vỏ quả phật thủ tươi ướp đường nhằn ít một rồi nuốt.
  • Đối với trường hợp kiện tỳ, trợ tiêu hóa: dùng 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ rồi lấy nước đó đem nấu cháo ăn vào buổi sáng.

Các bệnh về đường hô hấp

  • Khi bị viêm amidan: sử dụng 10g hoa phật thủ, 10g hoa hồng, 10g hoa tường vi và 6g hoa mai, đem đi sắc nước dùng để ngậm, súc miệng hoặc uống.
  • Đối với bệnh khó thở, ho suyễn, nhiều đờm: quả phật thủ 9 – 15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5 – 9g, lá hoắc hương 9g đem sắc lấy nước uống.
  • Trường hợp viêm phế quản mạn tính: lấy 1-2 quả phật thủ tươi đem thái nhỏ kết hợp với đường mạch nha đem chưng cách thủy tới khi phật thủ nhừ ra thì tắt bếp. Sử dụng trong 3 tuần, mỗi lần ăn một thìa lớn.

Phật thủ còn trị một số chứng bệnh thông thường khác.

  • Dùng để giải rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước đem uống để giải rượu khá hiệu quả.
  • Trị chứng động kinh: dùng 30g rễ cây phật thủ và 1 con gà mái tơ lông trắng làm sạch cho vào ninh chín gà, sau đó uống và ăn để trị bệnh.
  • Trị chứng đau bụng kinh: ta dùng Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Trường hợp huyết trắng ra nhiều: dùng 30g phật thủ tươi, ruột non lợn khoảng 30cm . Đem đi sắc nước và chia ra uống 2-3 lần trong ngày.
  • Ngoài ra, quả phật thủ có thể dùng chế biến món ăn để trị bệnh như:
  • Cháo phật thủ: gồm phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g, đem nấu phật thủ lấy nước rồi dùng nước nấu với gạo cho nhuyễn rồi ăn. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
  • Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng trị chứng viêm dạ dày ợ hơi hiệu quả.
  • Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.

Trên đây là các bài thuốc YHCT từ phật thủ chữa bệnh tiêu hóa cùng với một số bệnh khác được các giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẽ. Hy vọng qua bài viết trên, trong dịp tết nguyên đán 2020 các gia đình sẽ không còn bỏ phí quả phật thủ nữa nhé!

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn