Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Hướng dẫn cách đọc kết quả sinh hóa máu trong kết quả xét nghiệm

Thông thường khi đi khám bệnh bác sĩ sẽ hướng dẫn chúng ta đi làm xét nghiệm máu hay xét nghiệm nước tiểu. Sau khi có kết quả nhiều người luôn thắc mắc không biết các chỉ số sinh hóa nói lên điều gì? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách đọc các kết quả sinh hóa máu trong xét nghiệm.

cao-dang-xet-nghiem
Tuyển sinh Kỹ thuật xét nghiệm y học năm 2020

 

Hướng dẫn cách đọc kết quả sinh hóa máu trong kết quả xét nghiệm

1. Nhóm MỠ MÁU

Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES

  • Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:
  • Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL.
  • Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID.
  • Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles.
  • Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles.

Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Sài Gòn cho biết: Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mạch máu.

  • Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao.
  • Do vậy, nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà… Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.

2. GLU (GLUCOSE) – Đường trong máu

Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.

3. URE (Ure máu)

  • Là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.
  • Giới hạn bình thường: 2.5 – 7.5 mmol/l.

4. SGOT & SGPT: Nhóm men gan

Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như: Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.

5. GGT: Gama globutamin

Là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan

Theo cử nhân Xét nghiệm Trần Băng Nhi- giảng viên Cao đẳng xét nghiệm- Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết:

  • Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan.
  • Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến viêm gan siêu vi B là rất lớn.

6. BUN (Blood Urea Nitrogen)

cao-dang-xet-nghiem
BUN: là nitơ của ure trong máu.

BUN = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.

  • Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu…
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt…

BUN: là nitơ của ure trong máu.

  • Giới hạn bình thường 4,6 – 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).
  • Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng…
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng…

7. CRE (Creatinin)

CRE là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.

  • Giới hạn bình thường: nam 62 – 120, nữ 53 – 100 (đơn vị: umol/l).
  • Tăng trong: bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp..
  • Giảm trong: có thai, sản giật…

8. URIC (Acid Uric = urat)

URIC là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu.

  • Giới hạn bình thường: nam 180 – 420, nữ 150 – 360 (đơn vị: umol/l).
  • Nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke…
  • Thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch…).
  • Bệnh Gout (thống phong): tăng acid uric/ máu có thể kèm nốt tophi ở khớp & sỏi urat ở thận.
  • Giảm trong: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan…

9. Kết quả miễn dịch

  • Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH < = 12 mUI/ml).
  • HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH).

Dựa vào những hướng dẫn trên đây bạn đã biết được cách đọc kết quả sinh hóa trong máu dựa trên kết quả xét nghiệm rồi phải không nào.

 

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn