Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Tìm hiểu về học thuyết kinh lạc trong y học cổ truyền

Hệ thống kinh lạc trong cơ thể chúng ta được coi như là đường sá trong thành phố, theo y học cổ truyền đây chính là mạng lưới giao thông trong cơ thể, hệ thống giao thông có liền mạch thì hàng hóa xe cộ mới lưu thông dễ dàng được. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về thuyết kinh lạc trong y học cổ truyền.

y-hoc-co-truyen
Tìm hiểu về học thuyết kinh lạc trong y học cổ truyền

Y học cổ truyền và học thuyết kinh lạc

  • Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc, đi ở sâu, lạc ở đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra các lưới đến khắp nơi và đi ở nông
  • Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành âm dương, khí và huyết, tân dịch khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân mạch, xương… kết nối thành một chỉnh thể thống nhất.

Kinh lạc có cấu tạo như thế nào?

Trong y học cổ truyền, kinh lạc được chia thành 12 kinh mạch chính, 8 mạch phụ.

  • 3 kinh âm ở tay:  Thủ thái âm phế, thủ thiếu âm tâm, thủ quyết âm tâm bào lạc
  • 3 kinh dương ở tay: Thủ thái dương tiểu trường, thủ thiếu dương tam tiêu, thủ dương minh đại trường
  • 3 kinh âm ở chân: Túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can.
  • 3 kinh dương ở chân: Túc thái dương BQ, túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị
  • 8 mạch phụ là: Mạch nhâm, mạch đốc, mạch xung, mạch đới, âm duy, dương duy, âm kiểu, dương kiểu.

Trong Y học cổ truyền chia làm bao nhiêu huyệt?

Trong y học cổ truyền chia thành 319 huyệt phân bố ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ, tổng cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh. Nếu tính cả 2 bên (319*2 +52= 690 huyệt), khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh.

Tác dụng của hệ thống kinh lạc

Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học” vậy, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó.

  • Từ 3 – 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn, nếu có bệnh tại phế. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
  • Từ 5 – 7 giờ sáng (giờ Mão): đại trạng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc.Từ 7 – 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
  • Từ 9 – 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.
  • Từ 11giờ sáng – 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
  • Từ 1 – 3 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
  • Từ 3 – 5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.
  • Từ 5 giờ chiều – 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận – Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.
  • Từ 7 – 9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.
  • Từ 9 – 11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đảm kinh hoạt động. Và từ 1 – 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh – Đảm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc.

Tác dụng của hệ thống kinh lạc đến cơ thể.

y-hoc-co-truyen
Tác dụng của hệ thống kinh lạc đến sinh lý.
  • Hệ thống kinh lạc là nơi khí huyết thông hành trong các tổ chức của cơ thể có tác dụng chống lại ngoại tà xâm nhập vào nhằm bảo vệ cơ thể.
  • Tiếp đến là liên lạc, kết nối liền các cơ quan tạng phủ trong cơ thể như: tạng phủ, tứ chi, cửu khiếu, cân mạch, xương da.. có chức năng tạo thành một khối thống nhất.

Tác dụng của hệ thống kinh lạc đến bệnh lý.

  • Khi công năng hoạt động của hệ kinh lạc bị trở ngại, khiến cho kinh khí không thông suốt thì rất dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng tức là từ kinh mạch vào phủ tạng.
  • Bệnh ở phủ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng ( kinh tỳ), cơn đau tức ngực do co thắt mạch vành thì triệu chứng thuộc tâm kinh..

Tác dụng của hệ thống kinh lạc đến việc chuẩn đoán.

  • Kinh mạch nối liền với tạng phỉ và có đường đi ở những vị trí nhất định trong cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, chướng), điện sinh vật trên đường đi của kinh mạch mà người ta có chuẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào, đó gọi là kinh lạc.

        Vd: Nhức đầu vùng đỉnh do kinh can, đau nửa đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang, đau trước mặt thuộc kinh tỳ..

  • Ngoài ra người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt( huyệt tận cùng đầu chi của các kinh) hay những huyệt nguyên ( huyệt chính của 1 đường kinh).

Tác dụng của hệ thống kinh lạc đến việc điều trị.

  • Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu và xoa bóp, uống thuốcHiện nay, xoa bóp, châm cứu là một trong những thành tựu độc đáo của nền Đông y nước nhà.
  • Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh.

VD: Quế chi quy kinh phế nên chữa bệnh thuộc về phế ( ho, hen, cảm mạo..)

 

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn