Tùy vào cơ địa mà không ít người bị bệnh chàm. Chàm là một loại bệnh viêm da phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Sau đây y học cổ truyền hướng dẫn các bài thuốc trị bệnh chàm an toàn và hiệu quả.
- Tìm hiểu về học thuyết kinh lạc trong y học cổ truyền
- Chữa “dứt điểm” bệnh gan nhiễm mỡ bằng bài thuốc Y học cổ truyền
- Bài thuốc y học cổ truyền điều trị khản tiếng, mất tiếng
Nguyên nhân xuất hiện bệnh chàm
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh chàm, phổ biến là do phong, nhiệt và thấp kết hợp với nhau mà gây nên bệnh. Chàm chủ yếu do 2 nguyên nhân dưới đây
Do cơ địa:
– Người bệnh chàm có tiền sử cá nhân và gia đình có người bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, bệnh chàm thể tạng, mề đay dị ứng.
– Người bệnh chàm có những rối loạn chức năng của một số nội tạng sẽ đưa đến thay đổi cơ địa làm bệnh nhân bị chàm: yếu tố gan mật, yếu tố thần kinh, yếu tố nội tiết…
Do dị nguyên:
– Hóa chất nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuôm, sơn xe, dầu mỡ, thuốc trừ sâu…hóa chất tẩy rữa, xà phòng, chất tẩy vệ sinh.
– Các sản phẩm vi sinh sẽ gây cơ chế dị ứng như nhiễm vi khuẩn, vi nấm, siêu vi.
– Các yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, thời tiết, sự cọ sát, gãi..
– Quần áo len, mỹ phẩm, nước hoa, giầy dép cao su…
– Thức ăn: trứng, thức ăn biển, thức ăn lên men (chao, mắm…), sữa, đậu phộng, chocolate…
– Dị ứng nguyên trong không khí: Môi trường ô nhiễm, bụi nhà , phấn hoa..
– Yếu tố tâm lý :stress trong cuộc sống làm bệnh chàm năng hơn
Y học cổ truyền mách bạn cách chữa bệnh chàm hiệu quả
Bệnh chàm thể cấp tính
Do phong phối hợp với nhiệt và thấp. Triệu chứng ban đầu xuất hiện da hơi đỏ sau một thời gian ngắn da nổi cục, xuất hiện mụn nước, tiết dịch sau đó đóng vảy và khỏi.
- Thể cấp tính được chia thành 2 thể nhỏ là thấp nhiệt và phong nhiệt, tùy vào từng thể khác nhau sẽ có các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị khác nhau.
- Thể thấp nhiệt: Da hồng, đỏ, ngứa, nóng rát kèm theo mụn nước, chảy nước vàng.
Cách chữa: Thanh nhiệt hóa thấp
- Bài thuốc 1: Cân lấy thổ phục linh 16g, nhân trần 20g, khổ sâm 12g, kim ngân 16g, hoàng bá 12g, thương nhĩ tử 12g, hạ khô thảo 12g, hoạt thạch 8g.
- Bài thuốc 2: Thanh nhiệt hóa thấp thang gia giảm: Cân lấy hoàng cầm 12g, khổ sâm 12g, hoàng bá 12g, sinh địa 20g, bạch tiễn bì 12g, kim ngân hoa 29g, phục linh bì 12g, đạm trúc diệp 20g, hoạt thạch 20g.
- Bài thuốc 3: Vị linh thang gia giảm cân lấy hậu phác 12g, trạch tả 12g, trần bì 8g, trư linh 12g, phục linh 12g, bạch tiễn bì 12g, nhân trần 20g.
- Bài thuốc 4: Tiêu phong đạo xích thang gia giảm: Cân lấy ngưu bàng tử 12g, sinh địa 16g, bạch hà 4g, bạch tiễn bì 8g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, mộc thông 12g, xích linh 8g, sa tiền 16g, thương truật 8g, khổ sâm 12g.
- Bài thuốc 5: Gỉ sắt 4g tán nhỏ,ngâm trong 50ml rượu trong 2 ngày. Rửa sạch chỗ chàm, thấm khô và bôi thuốc. Bìa thuốc này có tác dụng tốt với trẻ em.
Điều trị chàm bằng phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền.
- Tùy vị trí bị chàm mà tiến hành chọn huyệt để châm cứu.
- Nếu châm cứu tại chỗ có thể chọn: Khúc trì, hợp cốc, tam âm giao, dương lăng tuyền..
- Nếu châm cứu toàn thân có thể trừ phong, hợp cốc, trừ thấp, hoạt huyết, huyết hải.
Bài thuốc y học cổ truyền trị chàm đối với thể phong nhiệt
Đối với thể phong nhiệt thường gây ra các biểu hiện như: Da hơi đỏ, có các mụn nước, phát ra toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét.
Cách chữa: Sơ phong thanh nhiệt trừ thấp.
- Bài 1: Tiêu phong tán
Cân lấy kinh giới 12g, sinh địa 16g, phòng phong 12g, thạch cao 20g, thuyển thoái 6g, tri mẫu 8g, ngưu bàng tử 12g, mộc thông 12g, khổ sâm 12g.
- Bài 2: Long đởm tả can thang
Cân lấy long đởm thảo 8g, sa tiền tử 8g, hoàng cầm 8g, trạch tả 12g, mộc thông 8g, sinh địa 12g, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g.
- Bài 3: Tiêu phong đạo xích tán: thạch cao 40g, tri mẫu 16g.
Bệnh chàm thể mạn tính
- Nguyên nhân : Thường do phong và huyết táo gây nên
- Triệu chứng: Da dày, khô, thô, ngứa, nổi cục, có mụn nước. Vị trí bệnh thường gặp ở đầu, mặt , cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối.
- Phép chữa: Khi phong, dưỡng huyết, nhuận táo.
- Bài thuốc: Tứ vật tiêu phong ẩm gia giảm.
Sinh địa 16g, thương truật 12g, bạch thược 12g, kinh giới 16g, đương quy 12g, phòng phong 12g, xuyên khung 8g, bạch tật lê 8g, thuyền thoái 6g, địa phủ tử 4g, kim ngân hoa 12g, khổ sâm 8g.
Các bài thuốc bôi ngoài da
- Bài 1: Thuốc bôi gồm hùng hoàng 4g, vỏ tôm càng 7-10 chiếc.
Cách làm: Ngâm vỏ tôm càng với dấm 3 giờ, dùng nước dấm ngâm với hùng hoàng. Sau đó cho vỏ tôm vào, trộn đều bôi vào chỗ chàm.
- Bài 2: Thuốc mỡ: Cân 4g xuyên hoàng liên, 4g hồng hoa, hồng đơn 4g và 4g chu sa. Tất cả tán thành bột, hòa vào mỡ trăn để bôi chỗ bị chàm
- Bài 3: Thuốc rửa: Lá vối tươi 100g, lá kinh giới 100g. Đun sôi nước rửa vết loát, thấm khô, dùng mỡ trên bôi.
- Bài 4: Nhị diệu thang gia giảm.
Hoàng bá 12g, phù bình 8g, thương truật 8g, thương nhĩ tử 12g, phòng phong 8g, bạch tiễn bì 12g, hy thiêm thảo 12g sắc ngâm hoặc nấu cao bôi nơi tổn thương, ngày bôi 1 lần.
Chàm thể hạ nang.
- Nguyên nhân do thấp nhiệt ở can kinh, có thể cấp hoặc mạn tính.
- Phép chữa: Thanh trừ thấp nhiệt ở can kinh.
- Bài thuốc: Long đởm tả can thang gia giảm.
Long đảm thảo 8g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, mộc thông 12g, trạch tả 12g, sa tiền tử 12g, khổ sâm 12g, sinh địa 12g, địa phụ tử 12g.
Cách điều trị đợt cấp: Sắc uống, mạn tính làm hoàn uống.
Chàm ở trẻ em còn bú
- Nguyên nhân: Do thấp, nhiệt độc gây ra
- Có 2 thể: Khô và ướt
- Phép chữa: sơ phong, lợi thấp, thanh nhiệt.
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Lưu Thị Duyên, giảng viên bộ môn bệnh học Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thêm: Đối với trẻ em còn bú, khi bị chàm khô hay ướt không nên trực tiếp dùng các loại thuốc Tây có hoạt tính cao sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của em bé, cũng với phương thuốc như trên, giảm liều cho phù hợp. Nếu thể có xuất tiết thì bỏ bạc hà, gia sa tiền tử 8g, thương truật 4g để có kết quả tốt nhất.