Sau khi nhận được nhiều ý kiến dư luận, một số ý kiến của những chuyên gia không muốn có sự thay đổi tên trường “Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh” thành trường “Đại học Khoa học Sức khỏe”, nhưng một số ít lại có sự đồng tình với sự thay đổi này.
- Danh sách những trường Y dược tuyển NV bổ sung năm 2019
- Cô học trò nghèo đỗ ĐH Dược không có tiền được hỗ trợ toàn bộ 5 năm học
Một số ý kiến của chuyên gia không đồng tình về sự thay đổi tên trường
Một số ý kiến cho rằng bản thân hai chữ “Y” và “Dược” đã bao hàm nghĩa rộng của một lĩnh vực khoa học. Nói tới ngành y, mọi người có thể hiểu ngay ngành này gồm có các ngành lĩnh vực y học như: Y, Điều dưỡng, Kỹ thuật y học, Xét nghiệm… Còn ngành Dược là Bào chế thuốc, Hóa dược, Quản lý dược…
Cùng với đó thì tên trường đã có lịch sử lâu đời và trở thành thương hiệu của trường, nhân dân đã từng quen với tên gọi “Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh”, cho nên tốt nhất vẫn giữ lại tên cũ.
Một số chuyên gia cũng đồng tình với sự thay đổi tên trường
Một số ý kiến lại thống nhất với việc thay đổi tên trường lại đúng với thực trạng hiện nay, bởi vì trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh không chỉ đào tạo Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng mà còn có thể mở rộng nhiều ngành học khác phục vụ thực tiễn xã hội như: Dinh dưỡng, Quản trị bệnh viện, Quản trị cơ sở y tế…
Khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Sáng ngày 20/09 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định đề nghị đổi tên trường từ “Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh” thành “Đại học Khoa Học Sức khỏe”.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để thực hiện chủ trương của ngành y tế thì các trường khối ngành sức khỏe phải có những đề án thành lập Đại học Khoa học Sức khỏe. Trong Đại học Khoa học Sức khỏe sẽ bao gồm các trường Y, trường Dược, trường Nha, trường Y tế Công cộng, trường Điều dưỡng, trường Kỹ thuật y khoa. Nghĩa là Đại học Sức khỏe là tổng hợp tất cả các trường này. Với ngành Y tế, Bộ đã và đang triển khai rất nhiều chương trình đề án quan trọng như: đào tạo nhân lực, tổ chức thi điểm thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề, phát triển một số nơi thành cơ sở đào tạo thành Đại học Khoa học Sức khỏe…
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết: “trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã làm đề án cách đây 10 năm, nhưng chưa được phê duyệt vì một số lý do và quy định trong luật giáo dục của Đại học”. Khi các đề án, văn bản trên được ban hành, công tác đào tạo nhân lực y tế sẽ có những thay đổi mạnh mẽ cả về hệ thống đào tạo, mô hình cơ cấu đào tạo và chính sách sử dụng nhân lực. Với mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bản chất của trường là “Đại học Khoa học Sức khỏe”, còn “Y Dược” chỉ là hai chuyên ngành, không có Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền có thể có nhưng Điều dưỡng, Nha không có… nếu chỉ gọi là Y Dược thì sẽ thiếu. Nếu chỉ giữ tên đó thì không bao quát được những ngành y tế và chưa chắc người ta chấp nhận tên đó một khi đề án được thành lập.
Khi được hỏi cụ thể về thời gian đổi tên thì bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Quá trình phê duyệt đề án có nhiều bước, cần có cơ sở hạ tầng, bộ máy tổ chức, nhân lực…cho nên chưa có thời gian chi tiết cụ thể của sự thay đổi này”. Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh sẽ đi đầu trong cả nước trong ngành y. Hiện đang chờ tiến độ thẩm định, nhưng theo kết luận của thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không được để tên “Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh” mà phải đổi tên thành “Trường Đại học Khoa học Sức khỏe”.
Nguồn sưu tầm: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn