Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây lá hẹ

Trong các loại lá dùng chữa bệnh thì hẹ là loại lá có nhiều công dụng chữa bệnh được Y học cổ truyền khuyên dùng. Vậy hẹ có những tác dụng kỳ diệu nào?

y-hoc-co-truyen
Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây lá hẹ

Tác dụng tuyệt vời của lá hẹ

Hẹ (tên khoa học: Allium tuberosum, thuộc họ hành Alliaceae) là một loại rau có lá dẹp, mọc từ gốc, dài khoảng 20 – 25 cm với mùi hơi hăng, vị cay the nhẹ, được dùng khá phổ biến trong đời sống ẩm thực hàng ngày.

  • Hẹ là 1 loại lá thông dụng dùng để chữa bệnh và làm món ăn. Được ví như 1 vị thuốc kháng sinh tự nhiên mà không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.
  • Lá hẹ chứa các chất dinh dưỡng như đường, chất xơ, vitamin A, C, B1, B2, B3, Kẽm… phù hợp với những người bị xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành/
  • Lá hẹ không chỉ có ở Việt nam chúng ta ưa chuộng và biết đến công dụng của nó mà ở bên Trung Quốc còn châu Mỹ và châu Âu khi làm các món salat họ cho lá hẹ vào để không bị đầy hơi, khó chịu khi ăn no.

Theo bác sĩ YHCT Lưu Thị Duyên- giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn phân tích:

y-hoc-co-truyen
Hẹ được ví như 1 kháng sinh tự nhiên mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào
  • Hẹ có tính ấm, vị cay có tác dụng tán huyết, giải độc, bổ dương, cầm máu, tiêu đờm, cơn suyễn đột ngột, thổ tả, cảm, ho…
  • Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây lá hẹ

Họng viêm sưng nặng gây đau, khó nuốt:

  • Lấy một nắm lá hẹ, rửa sạch, hơ cho nóng mềm rồi đặt vào trước cổ, dùng vải buộc rịt cố định lại, khi lá nguội thì gỡ ra bỏ và tiếp tục lấy lá khác hơ nóng đắp lên, thực hiện vài lần sẽ hết sưng đau.

 Đau bụng kinh:

  • Lấy một nắm rau hẹ có cả gốc, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt hòa vào một chén rượu rồi uống sẽ giảm đau

Sưng đau mưng mủ đầu ngón tay và hổ khẩu tay:

  • Lấy một nắm rau hẹ có cả rễ, rửa sạch, giã nát rồi xào với rượu và chườm lên chỗ đau.

Chữa ho khò khè ở trẻ em:

  • Lá hẹ tươi (20g) kết hợp cùng đường phèn, hấp cơm hoặc chưng cách thủy, sau đó lấy nước cho trẻ uống.

Chữa cảm mạo, ho do lạnh:

  • Hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước từ 2 đến 3 lần một ngày.

Chữa táo bón:

Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần hòa nước sôi uống 5g với liều ngày 3 lần.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường:

Củ hẹ 150g, thịt sò 100g. Nấu chín, nêm gia vị. Ăn thường xuyên. Trường hợp ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt.

Chữa đi tiểu nhiều lần:

Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

 

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn