Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật từ 07:00 đến 18:00

Đề xuất học sinh sắp chỉ còn học 11 năm phổ thông thay vì 12 năm

Hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm là vô cùng bất cập, lỗi thời. Trẻ em bây giờ phát triển tốt hơn trước đây cả về thể chất, trí tuệ, do đó nên rút còn 11 năm, lợi rất nhiều.

TS Nguyễn Viết Chức (Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) phát biểu ý kiến

Đề xuất học sinh sắp chỉ còn học 11 năm phổ thông thay vì 12 năm

Theo đó, để phản biện lại với Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới đây. Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã đề xuất nên rút ngắn thời gian học phổ thông xuống còn 11 năm thay vì 12 năm như hiện tại.

Cụ thể sáng nay, (22/4), tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phản biện về Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới đây.

Trong đó , để phản biện lại dự thảo luật GD sửa đổi, TS Nguyễn Viết Chức (Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) phát biểu ý kiến tại Hội nghị và đề xuất nên rút ngắn thời gian đào tạo phổ thông.

Cũng theo TS Nguyễn Viết Chức, nếu nói đây là kinh nghiệm quốc tế thì cần phải nghiên cứu kỹ xem có bao nhiêu nước có chương trình phổ thông 12 năm, bao nhiêu nước là 11 năm để biết hệ thống giáo dục phổ thông của chúng ta đã phù hợp hay chưa.

Nhiều người giải thích rằng thời gian học của giáo dục phổ thông đã được Chính phủ quy định, nhưng nhẽ ra điều này phải được quy định trong luật Giáo dục chứ không phải là để Chính phủ quy định.

Hiện tại theo Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2016 vẫn còn hiệu lực, khung giáo dục quốc dân của nước ta bao gồm các cấp sau:

a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;

d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Theo đó nếu đề xuất trên được xem xét điều này sẽ phải thay đổi lại hệ thống sách giáo khoa hiện tại cũng như các bậc học chuyển cấp sao cho phù hợp đổi với 11 năm phổ thông thay vì 12 năm như hiện tại. Tuy nhiên đây mới chỉ là đề xuất cho dự thảo tới đây.

Ngoài việc đề xuất giảm thời gian đào tạo phổ thông tại hội nghị cũng đưa ra ý kiến về việc những gian lận thi cử, và cách áp dụng Luật để xử lý tình trạng trên. Rồi tiêu chuẩn giáo viên cũng phải rõ, kể cả tiêu chuẩn về ngọai ngữ, để có cơ sở bảo vệ nhà giáo. Thực tế hiện nay giáo viên đi dạy nhưng cứ nơm nớp vì không được bảo vệ.

Theo ông Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội), dự thảo lần này có nhiều sửa đổi tích cực, hợp lý hơn dự thảo trước. Tuy nhiên, góp ý thêm về nội dung đầu tư cho giáo dục, Hiệu trưởng trường Marie Curie cho rằng, luật chưa thấy rõ tính đặc thù của lĩnh vực giáo dục, do đó cần làm rõ hơn nội dung này.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Khang cũng đề nghị Ban Soạn thảo bổ sung nội dung về những điều mà dư luận đang rất quan tâm như: giáo dục phải được tự chủ về nhân sự và tài chính.

Theo đó, ngành giáo dục phải được tự chủ tuyển dụng giáo viên, không qua ngành nội vụ như hiện nay, tương tự như công an, quân đội được tự chủ tuyển dụng. Ngành giáo dục cũng phải được tự chủ về tài chính, nghĩa là ngân sách đầu tư thẳng cho giáo dục, không phụ thuộc Bộ Tài chính.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn