Dự kiến trong các năm tới, nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân sẽ bùng nổ. Điều này khiến cho cơ quan quản lý nhà nước lo ngại vì tình trạng thiếu hụt Dược sĩ trầm trọng trong khi các nhà thuốc tư nhân mở ra và “thuê bằng dược sĩ đứng tên”
- Tìm hiểu các điều kiện mở nhà thuốc kinh doanh thuốc tân dược
- Đào tạo Liên thông Cao đẳng Dược Sài Gòn trái ngành chỉ trong 18 tháng
- Quy chế liên thông Đại Học Dược TPHCM năm 2019?
Thuê bằng Dược sĩ và những rắc rối “khó đỡ”
Theo ước tính của BMT, tiêu thụ dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt 7,27 tỉ USD vào năm 2019, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,4%/năm. Trước triển vọng phát triển mạnh mẽ của thị trường Việt Nam này, các nhà thuốc, quầy thuốc mở ra điều này mang lại cơ hội việc làm không nhỏ cho những ai đã , đang và sẽ theo học ngành Dược.
Luật Dược năm 2005 quy định việc kinh doanh thuốc, cung ứng lưu hành thuốc, sử dụng thông tin quảng cáo thuốc đặc biệt là các điều kiện để nâng cấp Nhà thuốc GPP (nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt – GPP), với số lượng nhà thuốc càng nở rộ, nhất là những nhà thuốc tư nhân đã tạo nên cơn sốt phải có bằng Dược sĩ để hoàn thiện thủ tục cấp phép, đăng ký.
Thói quen của người Việt khi đau ốm thường tìm đến các hiệu thuốc để mua. Theo Luật Dược 2005 quy định Dược sĩ phải thường xuyên có mặt ở Nhà thuốc để hạn chế việc Dược sĩ đứng tên Nhà thuốc chỉ là hình thức hay nói cách khác để hạn chế việc “Thuê bằng Dược sĩ” chỉ đứng tên Nhà thuốc để đối phó với cơ quan quản lý ngành y tế.
Thuê bằng Dược sĩ để kinh doanh Nhà thuốc là thực trạng vẫn đang nhức nhối và tồn tại bấy lâu nay này. Tuy nhiên, bây giờ người ta sử dụng cụm từ “hợp tác kinh doanh” thay cho cụm từ “thuê bằng”, đã gây ra khó khăn cho công tác quản lý, hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý y tế Nhà nước.
Hiện nay nhiều Nhà thuốc tư nhân khi bị cơ quan quản lý Nhà nước về y tế kiểm tra đột xuất thì Dược sĩ đứng tên nhà thuốc vắng mặt do nhiều “lý do khác nhau”. Sau khi bị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt hành chính thì 1 số nhà thuốc lại vẫn tái vi phạm như thường.
Vì vậy, khi Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế có hiệu lực, thì mức phạt sẽ tăng từ 5 – 8 triệu đồng đối với nhà thuốc vắng mặt các Dược sĩ đứng tên nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 3 tháng.
Kinh doanh nhà thuốc bùng nổ nhưng Dược sĩ lại thiếu trầm trọng. Sở Y tế nói gì?
Theo Sở Y tế TP.HCM, đối với một nhà thuốc (cơ sở bán lẻ), hay cơ sở bán buôn nếu trong 3 lần kiểm tra liên tiếp mà dược sĩ đều vắng mặt, thì sẽ rút giấy phép hành nghề của cơ sở đó.
Ngoài việc kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế, các cán bộ của tổ quản lý y tế xã hội của xã, phường cũng có trách nhiệm kiểm tra việc các nhà thuốc thuê chứng chỉ hành nghề và hàng tháng, hàng quý, tổng hợp, báo cáo với Sở Y tế về việc trên.
Trước tình trạng nhiều Nhà thuốc tư nhân đi thuê bằng Dược sĩ để đứng tên kinh doanh Nhà thuốc cho thấy nhân lực Dược sĩ của nước ta còn thiếu trầm trọng.
Theo số liệu của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, Việt Nam mới có khoảng 15.000 Dược sĩ đại học và sau đại học (1,76 DS/10.000 dân). Trong khi đó, thực tế chúng ta cần tới 26.400 Dược sĩ Đại học (thiếu tới hơn 11.000 Dược sĩ). Do vậy việc đào tạo Dược sĩ để đáp ứng nhân lực cho ngành y tế là cần thiết.
Đối với hành vi kinh doanh thuốc có chứng chỉ hành nghề đã hết thời hạn hiệu lực mà không làm thủ tục đề nghị cấp lại cũng bị xử phạt với mức trên.
Riêng đối với hành vi giả mạo, thuê, mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề sẽ phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với Nhà thuốc tư nhân (còn gọi là cơ sở bán lẻ). Còn cơ sở bán buôn mức phạt sẽ từ 10 – 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình phạt bổ sung tước chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.
Các trường hợp kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề. Không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cũng bị phạt với mức tương tự như trên.
Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Dược uy tín tại TP.HCM
Nếu bạn muốn hành nghề Dược, muốn kinh doanh dược phẩm (thuốc) bạn hãy liên hệ trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, là trường đầu ngành về đào tạo Dược sĩ nhà thuốc.
Để kinh doanh quầy thuốc, nhà thuốc điều đầu tiên bạn cần có là phải có tấm bằng tốt nghiệp ngành Dược trên tay.
Sau khi hoàn thành chương trình học Dược sĩ tại Cao đẳng Dược Sài Gòn, người học được cấp bằng Dược sĩ Cao đẳng Dược chính quy và có thể tự đứng tên kinh doanh thuốc, mở quầy bán lẻ thuốc hoặc đại lý thuốc, không phải tốn chi phí đi “thuê bằng Dược sĩ” hay “hợp tác với người có bằng Dược sĩ” để kinh doanh thuốc.
Những trường hợp đã học Cao đẳng, Đại học chuyên ngành khác nhưng vẫn có đam mê kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc thì có thể đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược để có thể tự mình đứng tên mà không cần phải thuê bằng Dược sĩ.
Những trường hợp muốn mở rộng kinh doanh như nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc thì có thể liên thông lên Đại học Dược, điều đó khiến bạn sẽ chủ động hơn trong công việc kinh doanh, ngoài ra bạn cũng tránh được những rắc rối pháp lý nếu đi thuê hay hợp tác kinh doanh với người có bằng Dược sĩ.