Điều kiện thời tiết dịp Tết nguyên đán năm 2019 dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa… Bộ Y tế cảnh báo những dịch bệnh dễ bùng phát để người dân phòng tránh.
- Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019 của Bộ Y tế
- Chuẩn hóa cán bộ Y tế từ Trung cấp lên Cao đẳng trong thời gian ngắn
Các dịch bệnh dễ bùng phát trong dịp Tết nguyên đán 2019
Theo các Bác sĩ hiện đang giảng dạy Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Dược sài Gòn cho biết: Dịp Tết nguyên đán 2019 và mùa lễ hội tới đây, điều kiện khí hậu đông – xuân, nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn khiến cơ thể con người sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lượng, sức đề kháng giảm, vì thế những người có sức khỏe yếu, trẻ em, người già không kịp thích nghi sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.
Các bác sĩ tư vấn cho biết, điều kiện môi trường cũng rất thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát sinh và lây lan nhanh chóng như cúm, sởi, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, rubella, liên cầu lợn, tiêu chảy, các bệnh tay chân miệng…
Để chủ động phòng chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong dịp tết nguyên đán, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh; tăng cường công tác phòng chống bệnh xâm nhập, bệnh lưu hành, phòng chống bệnh sởi, rà soát, đánh giá, xác định đối tượng, độ tuổi, vùng nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh để tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung, tiêm vét vaccine phòng bệnh.
Tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh dịp Tết nguyên đán
Theo Tin tức ngành y tế, Bộ Y tế nước ta đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm đặc biệt tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, tại các cửa khẩu. Xử lý sớm và triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan trên diện rộng.
Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cũng đã được chỉ đạo tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, sẵn sàng cung ứng thuốc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh sởi.
Các cơ sở khám chữa bệnh cần tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám bệnh, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống các dịch bệnh bằng cách rửa tay sạch bằng xà phòng, vệ sinh khử khuẩn nơi sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh để giảm thiểu sự hiện diện của mầm bệnh trong môi trường sống.
Đối với những căn bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đi tiêm vắc xin bởi đây là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Ban tuyển thông Trường Dược Sài Gòn – Tổng hợp